Quy tắc 6 chiếc lọ – giải pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Tác giả: admin

Phương pháp 6 chiếc hũ

Phương pháp 6 chiếc hũ hay còn gọi là phương pháp Jars – một trong những giải pháp sử dụng các khoản chi tiêu cá nhân, cũng như tiết kiệm tiền một cách thông minh, hiệu quả. Cùng tìm hiểu về quy tắc 6 chiếc lọ tiết kiệm để có cái nhìn rõ hơn về hình thức tận dụng tiền bạc hiệu quả này nhé.

1. Nguyên tắc 6 chiếc lọ là gì?

Phương pháp 6 chiếc hũ có cái tên chính thức là phương pháp quản lý tiền bạc cá nhân JARS, được sáng tạo bởi T.Harv Eker – bậc thầy trong các buổi diễn thuyết lĩnh vực tài chính, kinh tế và con người.

Phương pháp JARS được thực hiện nhằm cải thiện khả năng sử dụng tiền bạc, chi tiêu của con người, hỗ trợ tạo ra những khoản tiết kiệm, khoản lợi nhuận thông minh. Được thể hiện thông qua 6 chiếc hũ, tượng trưng cho các khoản thu chi, tiết kiệm khác nhau nhằm hướng đến một mục đích cụ thể cho những khoản tiền này. Nhờ đó, phương pháp JARS giúp người thực hiện có thể tận dụng giá trị của đồng tiền, hạn chế khả năng bị lãng phí cho những hoạt động tiêu xài không cần thiết, hỗ trợ xây dựng kế hoạch cho tương lai.

phương pháp 6 chiếc lọ tài chính

Quy tắc 6 Phần thưởng là giải pháp quản lý tài chính cá nhân đơn giản, tỷ lệ thành công cao được nhiều người áp dụng.

2. Quy tắc của phương pháp 6 chiếc lọ tài chính

Quy tắc 6 chiếc lọ được thể hiện qua 6 khoản tiền chi tiêu và tiết kiệm, được đặt trong 6 chiếc hũ khác nhau. Không phân biệt nguồn thu của bạn nhiều hoặc ít, miễn số tiền của bạn sẽ được chia đều vào các chiếc hũ theo nguyên tắc của phương pháp này.

2.1 Lọ 1: NEC – Necessities (Chi tiêu cần thiết) – 55% thu nhập

Trong cuộc sống, chúng ta có rất nhiều khoản cần phải chi tiêu như ăn uống, mua sắm, điện nước, điện thoại… và chiếc hũ thứ nhất sẽ chính là nơi nắm giữ số tiền cần chi tiêu này. Phương pháp 6 chiếc hũ khuyên bạn chỉ dùng 55% cho các khoản chi tiêu cần thiết trong tháng. Cách này giúp bạn điều chỉnh được các khoản chi tiêu một cách hợp lý và xây dựng được khả năng hạn chế chi tiêu hoang phí.

2.2 Lọ 2: LTS – Long term saving for spending account (Tiết kiệm dài hạn) – 10% thu nhập

Chiếc hũ thứ 2 chính là chiếc hũ đựng những khoản tiết kiệm của bạn hằng ngày, hằng tuần hoặc hàng tháng. Phương pháp 6 chiếc hũ đòi hỏi bạn dành 10% khoản thu nhập vào đây. Đặc biệt khoản tiết kiệm này sẽ không được dùng trong một thời gian dài, cần đảm bảo đây là nguồn tiền nhàn rỗi để tránh vi phạm nguyên tắc đã đặt ra khi lỡ tiêu dùng.

Tài khoản tiết kiệm tiêu dùng sẽ được dành cho những kế hoạch lâu dài của bản thân bạn như mua nhà, làm đám cưới, chuẩn bị sinh con, đầu tư… giúp người tiết kiệm nắm bắt được mục đích bản thân cần giữ gìn tiền bạc và đẩy mạnh tiết kiệm hơn.

2.3 Lọ 3: EDU – Education Account (Giáo dục) – 10% thu nhập

Khoản tiền này sẽ được sử dụng cho mục đích nâng cao kiến thức, kỹ năng của bạn thông qua các khóa học cần thiết mà bạn dự định tham gia. Việc nâng cao kiến thức không bao giờ là thừa thãi và sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc của bạn trong tương lai. Bên cạnh đó, đối với những cá nhân đã có gia đình thì khoản tiền này đặc biệt cần thiết cho con cái của bạn khi đang ở độ tuổi đi học. Tương tự như 2 chiếc hũ trên, ta nên dành cho khoản này 10% số tiền có được.

6 chiếc hũ tài chính chính

Trong quy tắc 6 Bộ lọc EDU – được sử dụng để đăng ký các khóa học nâng cao kiến ​​thức, kỹ năng,…

2.4 Lọ 4: PA – Play Account (Hưởng thụ) – 10% thu nhập

Hãy quan tâm đến bản thân bằng cách dành ít nhất một khoản thu nhất định để chi tiêu cho những mong muốn của chính mình. Bạn có thể dành đến 10% cho tài khoản hưởng thụ, sử dụng cho các nhu cầu mua sắm, ăn uống, vui chơi, đi du lịch… để có thể giải tỏa căng thẳng sau thời gian làm việc vất vả, cũng như tạo thêm hứng khởi để tiếp tục làm việc, kiếm tiền.

2.5 Lọ 5: FFA – Financial Freedom Account (Tự do tài chính) – 10% thu nhập

Nói đến đầu tư, không hoàn toàn có nghĩa ta phải dành một số tiền cho các khoản đầu tư như mua cổ phiếu, bất động sản, kinh doanh… mà là tận dụng số tiền này để sinh lời theo cách thuận tiện nhất.

Cụ thể, nếu số tiền để dành đầu tư của bạn còn quá ít, bạn có thể chọn lựa hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn để lấy lãi suất. Hoặc nếu có điều kiện và kiến thức kinh doanh hơn, ta có thể chọn lựa các hình thức đầu tư có quy mô khác để sinh lời. Chính vì vậy, chiếc hũ thứ 4 mới có tên gọi là Financial Freedom, tạo cơ hội cho bạn làm giàu theo mong muốn của bản thân chỉ với 10% thu nhập.

2.6 Lọ 6: GA – Give Account (Từ thiện) – 5% thu nhập

Cuộc sống là phải biết cho và nhận, do đó chiếc hũ thứ 6 sẽ giúp bạn có thể dành được 5% tiền bạc cho những hoạt động chia sẻ, quan tâm đến những người xung quanh. Ta có thể để khoản tiền này để dành ra cho người thân trong gia đình, làm từ thiện, giúp đỡ người khác khi cần. Việc cho đi sẽ luôn là cơ hội để chúng ta nhận lại những điều quý báu và cơ hội được người khác giúp đỡ khi cần.

quy tắc 6 lọ tiết kiệm

Gửi 5% thu nhập vào bộ lọc từ thiện để hỗ trợ mọi người xung quanh khi cần thiết.

3. Ví dụ cách áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ

Dưới đây là ví dụ cách áp dụng quy tắc 6 chiếc hũ cho người có thu nhập 10.000.000 đồng mỗi tháng:

Bước 1: Xác định thu nhập

Bạn cần xác định chính xác số tiền kiếm được mỗi tháng từ lương, kinh doanh, đầu tư hay bất kỳ nguồn thu nào khác.

Bước 2: Xác định chi phí cố định

Bạn cần tính toán và xác định các chi phí sinh hoạt cố định hàng tháng của bản thân như tiền nhà, tiền nước, tiền điện, tiền internet, tiền điện thoại di động, tiền gửi xe,… Sau đó, bạn có thể chuyển số tiền này vào lọ chi tiêu bắt buộc. Với mức lương 10.000.000 số tiền trong lọ bắt buộc (55%) là khoảng 5.500.000 đồng.

Bước 3: Phân bổ số tiền cho các lọ còn lại

Sau khi trừ chi phí bắt buộc, bạn còn lại 1 khoảng tiền. Bạn phân bổ số tiền này cho các lọ tài chính còn lại. Với mức thu nhập 10 triệu đồng/tháng bạn có thể phân chia như sau:

  • Lọ tiết kiệm (10%): 1.000.000 đồng.
  • Lọ đầu tư (10%): 1.000.000 đồng.
  • Lọ giáo dục (10%): 1.000.000 đồng.
  • Lọ hưởng thụ (10%): 1.000.000 đồng.
  • Lọ thiện nguyện (5%): 500.000 đồng.

Bước 4: Theo dõi và điều chỉnh định kỳ

Bạn cần theo dõi và điều chỉnh phân bổ tiền cho các lọ định kỳ hàng tháng. Nếu cảm thấy bản thân chi tiêu nhiều hơn so với mức phân bố, bạn cần cắt giảm chi tiêu hoặc tìm cách tăng thu nhập. Nếu đến cuối tháng số tiền bắt buộc còn dư thì bạn có thể đầu tư hoặc gửi vào lọ tiết kiệm.

6 chiếc lọ tiết kiệm

Áp dụng quy tắc 6, bạn có thể xây dựng kế hoạch chi tiêu, hiệu quả.

4. Tầm quan trọng của phương pháp quản lý tiền bằng 6 chiếc hũ

Nguyên tắc 6 chiếc lọ tài chính mang đến bạn nhiều lợi ích như sau:

  • Phân bố nguồn lực hợp lý: Với quy tắc 6 chiếc hũ, bạn có thể phân bố nguồn lực vào các mục tiêu khác nhau một cách hợp lý. Qua đó, bạn tránh được tình trạng chi tiêu quá mức vào một mục và bỏ lỡ các mục khác.
  • Tích lũy dự phòng: Chiếc lọ tiết kiệm giúp bạn tích lũy một khoản tiền dự phòng để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp hoặc khi gặp khó khăn tài chính.
  • Tạo cân bằng giữ công việc và cuộc sống: Chiếc lọ hưởng thụ dược dùng cho các hoạt động xem phim, du lịch, mua sắm,… Những hoạt động này giúp bạn có thời gian nghỉ ngơi và thư giãn, từ đó nâng cao sức khỏe tinh thần và hiệu quả công việc.
  • Phát triển bản thân: Chiếc lọ giáo dục giúp bạn đầu tư kỹ năng và kiến thức mới cho bản thân. Qua đó, bạn có thể nâng cao khả năng của bản thân trong công việc.
  • Đóng góp cho xã hội: Chiếc lọ thiện nguyện có mục đích đóng góp cho xã hội, giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn trong cuộc sống.
  • Ý thức tài chính tốt hơn: Phương pháp 6 chiếc lọ giúp bạn hiểu hơn về tình hình tài chính bản thân và đưa ra quyết định chi tiêu, đầu tư tốt hơn. Điều này giúp bạn tránh được những sai lầm tài chính phổ biến và đảm bảo ổn định tài chính trong tương lai.

5. Các lỗi thường mắc khi áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ quản lý tài chính

Tuy nguyên tắc 6 chiếc lọ rất đơn giản, nhưng trong quá trình thực hiện bạn có thể mắc phải các lỗi như:

  • Không phân bổ đúng số tiền vào các chiếc lọ, khiến việc quản lý chi tiêu không hiệu quả.
  • Không đồng bộ các chiếc lọ với mục tiêu tài chính cá nhân, dẫn đến việc không đạt được mục đích mong muốn.
  • Không cập nhật thường xuyên số liệu chi tiêu vào từng chiếc lọ, dẫn đến mất kiểm soát về tài chính bản thân.
  • Sử dụng quá nhiều chiếc lọ khiến quá trình quản lý chi tiêu trở nên phức tạp.
  • Không chuyển đổi số tiền giữa các chiếc lọ một cách linh hoạt, dẫn đến việc không tận dụng tối đa số tiền hiện có.
  • Không nắm rõ số tiền dư ở mỗi chiếc lọ sau chi tiêu, dẫn đến việc không theo dõi được lượng tiền chi cũng như số tiền mới bổ sung là bao nhiêu.

nguyên tắc 6 hũ tài chính

Nếu không áp dụng đúng nguyên tắc chi tiêu 6 Bình lọc, hãy kiểm tra Kiểm soát tài chính diễn ra khó khăn và không đạt được hiệu quả như mong muốn.

6. Những lưu ý để sử dụng nguyên tắc 6 chiếc lọ tài chính hiệu quả

Để áp dụng thành công quy tắc 6 chiếc hũ vào quá trình quản lý tài chính, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Không hưởng thụ quá đà, chỉ nên chi tiêu các khoản cần thiết cho bản thân để không bị mất kiểm soát trong việc quản lý tài chính.
  • Bạn nên phân bố rõ số tiền tiết kiệm trước, sau đó mới sử dụng số tiền còn lại như kế hoạch đã xây dựng.
  • Sử dụng app quản lý chi tiêu tự động để tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính.

Quy tắc 6 chiếc lọ rất đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, để nâng cao khả năng thành công bạn nên vạch ra kế hoạch rõ ràng cho từng tháng nhé. Chúc bạn thành công!