Nỗi lo lãi suất vay kinh doanh cá nhân có bằng lãi vay tiêu dùng?

Tác giả: Le Huong

vay kinh doanh cá nhân

Mới đây theo thông tư 39 của Ngân hàng nhà nước, hộ gia đình hoặc tổ chức không có tư cách pháp nhân thì không được vay vốn tại tổ chức tín dụng. Tuy nhiên hình thức vay kinh doanh cá nhân vẫn được áp dụng. Mục đích này có thể xuất phát từ nhu cầu dùng vốn của cá nhân, hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp. Thế nhưng mối lo về lãi suất dần bắt đầu xuất hiện ở những tiểu thương và cá nhân kinh doanh.

Lo lắng mức lãi suất vay kinh doanh cá nhân

Nếu đã là chương trình cho cá nhân vay với mục đích kinh doanh như trước đây thì bình thường. Vậy tại sao phải lo? Ở đây xin đề cập đến sự thay đổi theo thông tư 39 của Ngân hàng nhà nước. Nếu như trước kia các hộ kinh doanh vay vốn thì cả hộ gia đình phải chịu trách nhiệm với khoản vay. Nay đối tượng chịu trách nhiệm với khoản vay là một cá nhân cụ thể.

Bằng cách này sẽ tránh xảy ra kiện tụng và tranh chấp về pháp lý. Tuy nhiên theo quy định này không đưa ra mức trần lãi suất cho vay cụ thể. Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn. Tất nhiên mức lãi suất không thể vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa trong từng thời kỳ.

vay kinh doanh cá nhân

Vì vậy không ngoại trừ việc nếu vay kinh doanh cá nhân thì những đối tượng này có thể sẽ chịu lãi suất tiêu dùng. Mức chênh lệch này khá lớn khiến người dân e ngại và lo lắng. Trong khi khoản lợi nhuận của nhóm khách hàng này lại nhỏ. Vô tình chung sẽ khiến các hộ giảm động lực vay vốn. Để tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng dễ dàng hơn, các hộ kinh doanh có quy mô lớn nên xem xét chuyển đổi sang mô hình kinh doanh thành doanh nghiệp.

Giới thiệu gói cho vay kinh doanh cá nhân ở một số ngân hàng

1. Vietinbank cho cá nhân vay kinh doanh tại chợ

– Cá nhân có giấy phép đăng ký kinh doanh tại một địa điểm cụ thể ở chợ.

– Vốn tự có ít nhất bằng 30% nhu cầu vốn để thực hiện phương án kinh doanh.

– Mức cho vay dựa vào khả năng trả nợ cũng như nhu cầu vay.

– Thời hạn cho vay trả góp tối đa 3 tháng, cho vay từng lần tối đa 12 tháng.

– Kỳ hạn trả nợ linh hoạt theo tuần/tháng tùy theo phương thức cho vay trả góp hoặc từng lần.

– Mức lãi suất tham khảo: 13-15%/năm theo dư nợ giảm dần.

– Thủ tục vay vốn bao gồm: Giấy phép kinh doanh, Đơn đề nghị vay vốn theo mẫu ngân hàng, phương án sản xuất kinh doanh, bằng chứng chứng minh khả năng trả nợ, hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh ở chợ…

2. Sacombank – chương trình cho vay “đồng hành” cùng tiểu thương

– Mức vay đến 500 triệu đồng với thời gian vay tối đa lên đến 3 năm.

– Phương thức vay trả góp vốn lãi chia đều.

– Không yêu cầu thế chấp bất động sản.

– Thủ tục vay gồm: Giấy đề nghi vay vốn theo mẫu của ngân hàng (bắt buộc phải có xác nhận đồng ý của chợ), Bản sao Hộ khẩu/Sổ tạm trú, CMND/hộ chiếu, Hợp đồng chứng minh quyền sử dụng sạp tại chợ…

3. Ngân hàng Đông Á

vay kinh doanh cá nhân

– Đối tượng: cá nhân là người Việt Nam có giấy phép và mục đích kinh doanh rõ ràng.

– Điều kiện vay vốn: Chứng minh mục đích sử dụng vốn rõ ràng, kế hoạch kinh doanh buôn bán khả thi, đảm bảo khả năng tài chính để trả nợ vay, có tài sản thế chấp cầm cố.

– Hạn mức cho vay tùy thuộc vào nhiều yếu tố: khả năng trả nợ, quy mô kinh doanh, nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng.

– Thời hạn cho vay tối đa 12 tháng.

– Phương thức trả nợ: Trả vốn cuối kỳ, trả lãi hàng tháng theo dư nợ.

– Thủ tục vay vốn: Đơn đề nghị vay vốn theo mẫu của DongA Bank, kế hoạch kinh doanh và phương án sử dụng vốn, giấy phép kinh doanh, tài liệu liên quan hợp đồng kinh tế, báo cáo tài chính, hóa đơn, tờ khai thuế, bản sao Hộ khẩu/CMND, giấy tờ liên quan tài sản đảm bảo thế chấp.

Như vậy nhìn chung mặc dù mục đích vay vốn phục vụ nhu cầu sử dụng vốn cho hộ kinh doanh, tổ chức nhưng với danh nghĩa cá nhân đi vay thì mức lãi suất có thể được tính như vay tiêu dùng và dựa trên thỏa thuận của ngân hàng và khách hàng.

Theo Taichinh.online tổng hợp