Nguyên nhân thẻ tín dụng không chuyển khoản được

Tác giả: Le Huong

thẻ tín dụng không chuyển khoản được

Thẻ tín dụng không chuyển khoản được là một trong những khác biệt lớn nhất so với thẻ ghi nợ. Các ngân hàng cho rằng nếu thẻ tín dụng có thể chuyển khoản tức là đang đi ngược lại với chức năng của nó.

Vì sao thẻ tín dụng không chuyển khoản được?

thẻ tín dụng không chuyển khoản được

Thẻ tín dụng suy cho cùng là một công cụ cho vay của ngân hàng. Bạn đang tạm ứng tiền của ngân hàng để trả cho những khoản chi tiêu, mua sắm. Nếu bạn dùng thẻ tín dụng để chuyển tiền sang tài khoản thẻ khác, ngân hàng rất khó để kiểm soát dư nợ. Mặc dù ban đầu bạn có thể chứng minh được khả năng tài chính trong lúc mở thẻ. Thế nhưng tại thời điểm khác ngân hàng không thể đảm bảo được nguồn trả nợ của bạn. Do đó, để tránh trường hợp bạn không trả được nợ, ngân hàng không cho phép chuyển khoản từ thẻ tín dụng.

Cách tính lãi suất thẻ tín dụng trước khi sử dụng

Lãi suất thẻ tín dụng là một trong những yếu tố người sử dụng thẻ quan tâm khi chọn lựa đăng kí loại hình dịch vụ này. Hầu hết mỗi loại thẻ tín dụng đều được quy định một mức lãi suất cụ thể, được tính khi người sử dụng…

Chức năng của thẻ tín dụng là thanh toán chứ không phải rút tiền mặt. Các nhà phát hành thẻ đã đánh phí rút tiền mặt rất cao (3-4% trên số tiền rút). Khoản tiền này xem như khoản vay cá nhân được tính lãi suất từ thời điểm rút tiền. Vì vậy để tránh tình trạng chủ thẻ chuyển tiền cho người khác rồi nhờ họ rút tiền mặt giúp, các nhà phát hành thẻ mới có quy định thẻ tín dụng không chuyển khoản được.

9 loại phí thẻ tín dụng bạn nên biết

Việc sử dụng thẻ tín dụng không đúng cách, thiếu kiểm soát và không nắm rõ nguyên tắc dịch vụ của loại hình thẻ ngân hàng này có thể khiến nhiều người phải chi trả số tiền phí thẻ tín dụng khá lớn mỗi tháng. Các loại phí thẻ tín…

Chuyển khoản để trả tiền hàng hóa

Với mục đích trả tiền hàng hóa, ngân hàng vẫn cho phép chủ thẻ tín dụng chuyển tiền qua tài khoản của người bán. Tuy nhiên trước khi thanh toán, ngân hàng cần xác nhận thông tin giao dịch qua máy POS. Máy POS (Point of Sale) là dạng máy chấp nhận thanh toán thẻ xuất hiện ngày càng nhiều ở các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại…Khách hàng có thể thực hiện thanh toán bằng thẻ tín dụng do các ngân hàng Việt Nam phát hành hoặc do ngân hàng liên kết với các tổ chức quốc tế (Visa, MasterCard, Amex). Một máy POS có thể chấp nhận thẻ của nhiều ngân hàng phát hành khác nhau.

thẻ tín dụng không chuyển khoản được

Khách hàng cần trình thẻ để nhân viên bán hàng tiến hành “quẹt” thẻ, nhập số tiền cần thanh toán. Sau khi thanh toán sẽ có hóa đơn đầy đủ thông tin về thẻ và số tiền gửi cho chủ thẻ ký tên. Nhân viên bán hàng có nhiệm vụ phải đối chiếu chữ ký trên hóa đơn với chữ ký mặt sau của thẻ. Sau đó họ sẽ đưa lại hóa đơn và trả thẻ cho khách hàng. Đề phòng những rủi ro xấu nhất có thể xảy ra, chủ thẻ tốt nhất nên giữ lại hóa đơn.

Cần làm gì khi mất thẻ tín dụng? Cách phòng tránh mất thẻ

Thẻ tín dụng hiện nay đã trở thành một công cụ thanh toán, chi tiêu hữu ích với nhiều người. Không chỉ giúp hạn chế việc mang nhiều tiền mặt bên người mà còn giúp các giao dịch trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn chẳng…

Rút tiền từ thẻ tín dụng thông qua ATM

Trên thực tế có nhiều điểm chấp nhận thanh toán thẻ đã lợi dụng sơ hở của ngân hàng để cung cấp dịch vụ rút tiền mặt từ thẻ tín dụng thông qua máy POS. Các dịch vụ này xuất hiện ngày càng phổ biến và quảng cáo rộng rãi trên nhiều website cũng như các diễn đàn. Tuy nhiên hành vi này được xem là trái pháp luật bởi giao dịch trên máy POS không phải là thanh toán hàng hóa thực sự. Trường hợp người thụ hưởng sau khi nhận được số tiền đó đưa lại cho người dân dùng là hoàn toàn không đúng mục đích. Nếu bắt gặp có thể bị phạt đến 30 triệu đồng.

Những lưu ý khi rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng hiện nay đang là một trong những công cụ chi tiêu hiện đại, giúp việc thanh toán trở nên dễ dàng, nhanh chóng mà không phải mang theo bên mình quá nhiều tiền mặt. Cũng vì những lợi thế này mà ngày càng nhiều người muốn sở hữu…

Sở dĩ các dịch vụ trái phép này lại xuất hiện là do biểu phí rút tiền mặt từ thẻ tín dụng tại các máy ATM khá cao. Sau khi chủ thẻ rút tiền thì ngân hàng lập tức tính lãi suất tại thời điểm đó. Đồng thời mức phí chủ thẻ cần trả là 4% hoặc tối thiểu là 60.000 đồng/lần rút tiền. Trường hợp giao dịch rút tiền mặt được thực hiện khác máy ATM ngân hàng thì mức phí cao hơn, ít nhất là 80.000 đồng cho mỗi lần rút. Vì vậy các chuyên gia khuyên rằng chủ thẻ chỉ thực sự dùng thẻ tín dụng để rút tiền mặt khi cần thiết. Và tất nhiên các ngân hàng cũng chưa bao giờ khuyến khích hình thức này.

Như vậy ngoài việc thẻ tín dụng không chuyển khoản được thì nó còn có hạn chế rút tiền mặt. Đối với người dùng hai yếu tố này có thể là bất lợi nhưng đối với ngân hàng đây là điều khoản để giúp kiểm soát dư nợ chặt chẽ, hướng người dùng sử dụng thẻ tín dụng theo đúng chức năng chủ yếu là thanh toán.

Theo Taichinh.online tổng hợp