Lịch âm

Cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng đơn giản, chính xác

Tác giả: admin

cách tính lãi suất tiết kiệm 2017

Thông thường, mức lãi suất tiết kiệm ở mỗi ngân hàng sẽ có các quy định khác nhau, tuân thủ theo quy chế của Ngân hàng Nhà nước. Việc nắm rõ cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng giúp chủ tài khoản lựa chọn hình thức có lợi cho mình, từ đó thu về phần lãi cao nhất. Mời bạn đọc tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau.

1. Gửi tiết kiệm ngân hàng là gì?

Gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng là gửi gắm một khoản tiền trong một khoảng thời gian nhất định. Sau khi kết thúc kỳ hạn, người gửi sẽ nhận được khoản tiền bao gồm tiền gốc và tiền lãi (được tính theo mức lãi suất của ngân hàng công bố).

Trong số các yếu tố liên quan đến gửi tiết kiệm ngân hàng, lãi suất bao nhiêu và tính toán thế nào được nhiều người quan tâm nhất. Hãy cùng xem cách tính lãi suất gửi ngân hàng chi tiết ở phần sau nhé! 

cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng Gửi tiết kiệm tại ngân hàng là một hình thức sinh lời thụ động an toàn, ổn định.

2. Công thức tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng

Mỗi loại tiền gửi tiết kiệm sẽ có cách tính lãi suất khác nhau. Cụ thể:

2.1. Cách tính lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Tiền gửi không kỳ hạn là phương thức gửi tiền cho ngân hàng mà không cần đăng ký mức kỳ hạn kèm theo. 

Với hình thức này, người gửi nhận được nhiều tiện ích nổi bật như:

  • Có thể mở ngay một tài khoản chỉ từ 100.000 đồng.
  • Dễ dàng rút một phần tiền (hoặc tất toán toàn bộ) ở mọi thời điểm và không cần thông báo trước với ngân hàng.
  • Hưởng lãi suất theo ngày. 

Theo đó, cách tính lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là số tiền lãi tính dựa trên số tiền gửi ban đầu nhân lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn (%/năm), sau đó nhân số ngày thực gửi và chia cho 365 (số ngày trong 1 năm theo quy định của ngân hàng).

Công thức như sau:

Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi/365

Ví dụ: Bạn gửi tiết kiệm 80.000.000 đồng không kỳ hạn tại ngân hàng A với mức lãi suất là 1.5 %/năm. 

Nếu thời điểm rút tiền gửi là sau 12 tháng thì tiền lãi là 80.000.000 x 1.5% x 365 / 365 = 1.200.000 đồng.

2.2. Cách tính lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn là hình thức gửi tiền cho ngân hàng trong một thời hạn nhất định và chỉ có thể rút ra (hay tất toán) sau khi kết thúc khoảng thời gian đó. Tùy nhu cầu, người gửi có thể ký kết mở sổ ở nhiều mức kỳ hạn khác nhau như theo tuần (1 – 3 – 5 tuần), theo tháng (1 – 3 – 6 – 9 tháng) hoặc theo năm (1 – 2 – 3 năm).

Đối với phương thức này, người gửi được áp dụng mức lãi suất cao hơn hẳn so với gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Tuy nhiên, người gửi không thể linh động rút tiền (hoặc tất toán) trước kỳ hạn mà không thông báo cho ngân hàng. Nếu rút tiết kiệm trước hạn, bạn có thể không nhận được lãi suất đã lựa chọn trước đó hoặc số tiền sẽ được tính theo lãi suất không kỳ hạn. 

Công thức như sau:

Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%năm) / 12 x số tháng gửi.

Ví dụ 1: Bạn có 80.000.000 đồng và gửi tiết kiệm 1 năm tại ngân hàng A với mức lãi suất 8%. 

Như vậy, sau 1 năm gửi tiền, bạn nhận số tiền lãi là 80.000.000 x 8% / 12 x 12 = 6.400.000 đồng.

Trong trường hợp bạn tất toán sổ trước/sau kỳ hạn 1 năm, cách tính lãi suất gửi tiết kiệm như sau:

Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%năm) x số ngày gửi / 365.

Ví dụ 2: Bạn có 80.000.000 đồng và gửi tiết kiệm 6 tháng từ đầu tháng 3 đến hết tháng 8 (tương đương 184 ngày) tại ngân hàng A với mức lãi suất 8%.

Như vậy, sau 6 tháng đó, bạn nhận số tiền lãi là 80.000.000  x 8% x 184 / 365 = 3.226.301 đồng.

Ví dụ 3: Bạn có 80.000.000 đồng và gửi tiết kiệm 1 năm 6 tháng (tương đương 365 + 182 (với tháng 2 có 29 ngày) = 547 ngày) tại ngân hàng A với mức lãi suất 8%.

Như vậy, sau 18 tháng, bạn nhận được tiền lãi là 80.000.000 x 8% x 547 / 365 = 9.591.233 đồng.

Ngoài ra, hầu hết ngân hàng hiện nay đều phát triển hình thức mở sổ tiết kiệm online với nhiều ưu điểm vượt trội. Chẳng hạn như thủ tục đơn giản, độ bảo mật cao, lãi suất cao hơn khi gửi tại quầy và có thể chủ động theo dõi lãi suất theo ngày. Nếu có nhu cầu, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp ngân hàng để nhân viên hỗ trợ tư vấn thêm nhé.

3. Câu hỏi thường gặp về cách tính lãi suất tiết kiệm

Câu hỏi 1: “Nếu gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng, lãi suất 8%/năm nhưng chưa rút tiền sau nhiều năm, mức lãi suất về sau có thay đổi không? Số tiền lãi được tính như thế nào?”

Trả lời: Đối với trường hợp đã hết kỳ hạn nhưng người gửi tiền tiết kiệm vẫn chưa rút tiền để sử dụng, số tiền sẽ tiếp tục được cộng dồn và tính theo mức lãi suất tiết kiệm thời điểm hiện tại. Có nghĩa khi năm đầu tiên đăng ký tiền gửi, mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm sẽ là 8%, sau 2 – 3 năm mức lãi suất tiết kiệm có thể tăng lên và hạ xuống (tùy theo mức lãi suất tiết kiệm thực tế).

Như vậy, ta có cách tính tiền lãi tiết kiệm như sau:

– Tiền lãi năm đầu tiên:

Tiền lãi = 80.000.000 * 8% / 12 x 12 = 6.400.000 đồng.

– Tiền lãi năm thứ 2, lãi suất tăng 0.5%. Tiền lãi bạn có được là:

Tiền lãi = (80.000.000 + 6.400.000) * 8.5% / 12 x 12 = 7.344.000 đồng.

Cứ như vậy, nếu mỗi năm số tiền gửi vẫn tiếp tục ở trong tài khoản, số tiền lãi sẽ được cộng dồn vào gốc và tính lãi theo mức lãi suất mới.

Câu hỏi 2: “Đối với trường hợp gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng, nếu chỉ đến tháng thứ 3 tôi có nhu cầu đột xuất thì có thể rút một phần hoặc toàn bộ tiền tiết kiệm được không? Nếu được thì tôi được hưởng lãi suất là bao nhiêu?”

Trả lời: Có. Tuy nhiên, nếu rút tiền gửi tiết kiệm trước kỳ hạn, khách hàng chỉ được hưởng mức lãi suất không kỳ hạn cho số tiền rút trước kỳ hạn.

Câu hỏi 3: “Nếu tôi nhận lãi tiền gửi tiết kiệm định kỳ (tháng/quý) nhưng sau đó lại có nhu cầu rút tiền gửi trước kỳ hạn. Vậy tôi sẽ nhận lãi + gốc như thế nào?”

Trả lời: Khi rút trước kỳ hạn, khách hàng được hưởng lãi suất không kỳ hạn. Phần lãi định kỳ mà khách hàng nhận được trước đó phải hoàn lại cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ khấu trừ vào phần lãi không kỳ hạn.

Câu hỏi 4: “Ngân hàng thường có các hình thức trả lãi nào?”

Trả lời: Thông thường, ngân hàng sẽ có các hình thức trả lãi phổ biến định kỳ như mỗi tháng, mỗi quý, lĩnh lãi cuối kỳ (khi vừa đáo hạn), lĩnh lãi trước ( khi vừa mở sổ tiết kiệm).

Câu hỏi 5: Bảng tính lãi suất tiết kiệm của các ngân hàng uy tín hiện nay là bao nhiêu?”

Trả lời: Khách hàng có thể tham khảo lãi suất của một vài ngân hàng nổi tiếng hiện nay thông qua bảng thống kê dưới đây (đơn vị tính: %):

Ngân hàng1 tháng3 tháng6 tháng9 tháng12 tháng
Vietinbank1.92.23.23.25.0
Agribank1.82.13.23.23.2
Vietcombank1.72.03.03.04.7
Sacombank2.83.04.24.45.1
BIDV1.92.23.23.23.2
Hong Leong Bank2.52.93.63.63.6
TPBank3.03.24.0
VPBank3.03.24.24.25.0

(*) Thông tin trong bảng cập nhật lần cuối vào ngày 24/01/2024. 

4. Các kinh nghiệm gửi tiết kiệm ngân hàng hiệu quả, an toàn

Bên cạnh quan tâm công thức tính lãi suất tiết kiệm, người gửi đừng quên lưu lại những bí quyết hữu ích sau đây để đảm bảo tiền gửi an toàn, nhận lãi suất tốt nhé:

  • Ưu tiên gửi tiền trong kỳ hạn trung bình từ 6 – 9 tháng, vì vừa có thể hưởng mức lãi hợp lý, vừa linh động tất toán khi cần thiết mà không ảnh hưởng đến lãi thực nhận.
  • Chia nhỏ số tiền muốn gửi thành 2 – 3 sổ với kỳ hạn khác nhau nhằm tận hưởng mức lãi suất hấp dẫn từ nhiều sổ và hạn chế mất toàn bộ tiền lãi nếu bắt buộc tất toán trước hạn. 
  • Kiểm tra thông tin sổ tiết kiệm kỹ càng để không xảy ra sai sót, ảnh hưởng đến việc nhận lãi định kỳ.
  • Lựa chọn gửi tiền tiết kiệm ở đơn vị uy tín với mức lãi suất tốt giúp thu về tiền gốc lẫn lãi cao. 

tính lãi suất tiết kiệmNgười gửi nên chọn đơn vị cung cấp dịch vụ gửi tiết kiệm uy tín để đảm bảo an toàn, bảo mật.

Trên đây là “tất tần tật” thông tin hữu ích nhất về cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng cho bạn đọc tham khảo. Khi quyết định gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng, hãy đảm bảo tìm hiểu kĩ về mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm của nhiều ngân hàng khác nhau, hình thức tính lãi suất và các ưu đãi kèm theo, để có thể nhận được những hỗ trợ tốt nhất khi gửi tiền tiết kiệm.