Lãi suất thẻ tín dụng là một trong những yếu tố người sử dụng thẻ quan tâm khi chọn lựa đăng kí loại hình dịch vụ này. Hầu hết mỗi loại thẻ tín dụng đều được quy định một mức lãi suất cụ thể, được tính khi người sử dụng thẻ vay mượn tiền nhưng chi trả quá hạn.
Mức lãi suất tín dụng thường khá cao, mục đích sinh lời cho các dịch vụ trả sau của ngân hàng. Chính vì điều này, nhiều khách hàng thường e ngại khi chọn lựa sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng. Tuy vậy nhờ những ưu đãi trong hình thức thanh toán, có thể trả góp không lãi suất, hỗ trợ thanh toán tạm thời… mà nhiều người vẫn tin dùng. Nhận biết cách tính lãi suất thẻ tín dụng sẽ mang lại cho biết những lợi ích khi sử dụng thẻ, cũng như tận dụng được những ưu điểm của loại hình dịch vụ ngân hàng này.
1. Đặc điểm lãi suất thẻ tín dụng của các ngân hàng
Mỗi loại hình dịch vụ thẻ tín dụng của các ngân hàng đều có nguyên tắc cung cấp một thời hạn trả nợ nhất định (thường từ 30-45 ngày) để người dùng thể có thể chi trả số tiền đã mượn. Nếu quá thời gian này, ngân hàng sẽ tính phí trả muộn (3-4% tiền vay) và mức lãi suất kèm theo. Mức lãi suất tín dụng thường rất cao (30-40%), khiến người sử dụng thẻ nợ tiền ngày một nhiều hơn.
Mức lãi suất cao này không hề được quy định một cách vô lý, mà đều được kiểm soát, cho phép bởi Ngân hàng Trung Ương, được tính toán tính hợp lý cụ thể.
Thông thường khi nhận được hóa đơn thanh toán thẻ tín dụng, ở cuối mỗi kì thanh toán sẽ được chú thích kèm theo số tiền cần chi trả (Minimum payment). Chi phí này thường được tính từ 4-5% trên tổng dư nợ (Balance). Đây là số dư mà chủ thẻ cần thanh toán tối thiểu, tránh để bị phạt nợ và tính lãi.
2. Cách tính lãi suất thẻ tín dụng
Lãi suất sẽ được tính theo nhiều trường hợp khác nhau:
– Những giao dịch như mua sắm, giao dịch mua bán trực tuyến, rút tiền mặt tại máy ATM sẽ được tính lãi ngay từ lúc nhận tiền.
– Số dư nợ trung bình hằng ngày nằm trong chu kì thanh toán (Daily average balance) sẽ được tính dựa trên số dư ngày cuối trong tháng cộng lại và chia cho số ngày trong tháng.
– Lãi suất được cộng dồn hằng ngày dựa trên số dư nợ trung bình và tính đến ngày cuối trong kỳ thông báo đáo hạn từ ngân hàng.
– Lãi suất mỗi ngày sẽ được tính từ mức lãi suất chung APR (Annual Percentage Rate) ngân hàng đưa ra ban đầu của dịch vụ và chia cho 365 để ra mức lãi hằng ngày.
Ví dụ cách tính lãi suất thẻ tín dụng:
Nếu một chu kì thanh toán được yêu cầu là trong vòng 30 ngày, cá nhân chủ thẻ sẽ được miễn lãi 45 ngày. Ở đây cho mức lãi suất là 25%/năm, vậy mức lãi hằng ngày sẽ là 0.06849315%/ngày. Mức phạt dư nợ (Balance) sẽ là 5%.
Khi dùng 2 triệu đồng vào ngày 5/1, chủ thẻ sẽ nhận hóa đơn vào ngày 31/1 để yêu cầu trả lại 2 triệu đồng đã mượn tối đa đến ngày 15/1. Nếu không chi trả và tiếp tục mua sắm thêm 4 triệu đồng vào ngày 10/2, và 100 ngàn đồng vào ngày 15/2. Đến cuối tháng 2, ta sẽ nhận được hóa đơn thanh toán 2 triệu, 4 triệu, 100 ngàn đồng cùng mức lãi được cộng dồn từ ngày trễ hạn khoản nợ đầu tiên. Mức lãi từ ngày vay thêm cũng sẽ được cộng dồn và tăng thêm.
3. Cách tránh bị tính thêm lãi suất tín dụng
Có thể thấy, thanh toán đúng hạn chính là giải pháp tốt nhất để tránh nguy cơ bị tính lãi suất thẻ tín dụng. Hoặc nếu không thể thanh toán sớm tất cả thì nên chọn lựa hình thức chia nhỏ tiền trả theo kỳ hạn, cũng như thanh toán số tiền sớm nhất có thể để hạn chế số tiền lãi phải chịu.
Bên cạnh đó, đừng nên lạm dụng việc mua sắm bằng thẻ tín dụng quá nhiều nếu không muốn trở thành một con nợ xấu. Nếu tình trạng trả nợ thẻ tín dụng vẫn chưa xong, đừng nên tiếp tục mua sắm thêm bằng thẻ tín dụng bởi có thể khiến bạn ngày càng chìm sâu trong nợ nần.
Thẻ tín dụng là một trong những công cụ thanh toán trực tiếp hữu hiệu được tạo ra nhờ sự phát triển của công nghệ và lĩnh vực ngân hàng. Tuy vậy hình thức này cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cần người sử dụng lưu ý để tránh gặp phải những vấn đề đáng tiếc, mà có thể kể đến chính là vấn đề lãi suất thẻ tín dụng.
Theo taichinh.online tổng hợp