Có rất nhiều cách hiểu thị trường tài chính là gì. Đây chính là một bộ phận cực kỳ quan trọng trong mọi hoạt động của nền kinh tế.
Thị trường tài chính là gì?
Thị trường tài chính là nơi diễn ra mọi hoạt động mua bán cũng như chuyển nhượng quyền sử dụng vốn. Các hoạt động này được thực hiện thông qua các công cụ tài chính nhất định đối với các khoản vốn ngắn hạn hoặc dài hạn.
Có một khái niệm khác cũng được hiểu thị trường tài chính không phải là một không gian vật lý. Đó là cả một cơ chế đưa số tiền tiết kiệm đến với người nào đầu tư cuối cùng.
Chức năng cơ bản của thị trường tài chính là chuyển vốn từ người dư thừa đến người cần. Hơn nữa thông qua vận động của các nguồn tài chính, thị trường còn đảm nhiệm chức năng giám sát.
Tìm hiểu các công cụ tài chính
Các công cụ tài chính được gọi chung là các chứng khoán. Chứng khoán là những trái quyền được hưởng đối với tài sản tương lai hoặc thu nhập của nhà phát hành bao gồm chứng khoán nợ và chứng khoán vốn.
– Chứng khoán nợ là chứng khoán xác nhận quyền được nhận khoản vốn đã ứng trước cho nhà phát hành vay. Đồng thời khi chứng khoán đáo hạn, người sở hữu chứng khoán có quyền được đòi khoản lãi theo thỏa thuận.
– Chứng khoán vốn xác nhận quyền sở hữu chỉ một phần tài sản và thu nhập của công ty phát hành.
Phân loại thị trường tài chính
1. Dựa vào cách thức huy động vốn
Theo cách thức huy động vốn, chúng ta phân loại thị trường nợ và thị trường cổ phần.
– Thị trường nợ trên cơ sở sử dụng các công cụ nợ ngắn hạn (thời gian đáo hạn từ 1 năm trở xuống), trung hạn (thời gian đáo hạn 1 – 10 năm), dài hạn (thời gian đáo hạn trên 10 năm).
– Thị trường cổ phần là thị trường ở đó người cần vốn sẽ phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
2. Dựa vào việc mua bán chứng khoán
Theo tiêu chí mua bán chứng khoán lần đầu chứng khoán mới và mua bán chứng khoán sau khi phát hành lần đầu. Chúng ta có thể tham gia vào thị trường sơ cấp và thứ cấp.
– Thị trường sơ cấp (cấp 1): Những chứng khoán mới được phát hành sẽ bán cho người mua đầu tiên.
– Thị trường thứ cấp (cấp 2): Môi trường diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp.
3. Dựa vào bản chất và phương thức hoạt động của chủ thể tài chính
– Thị trường tiền tệ: Đây là nơi để phát hành, mua bán các khoản vốn ngắn hạn, thông thường dưới 1 năm. Đó có thể là khoản vay ngắn hạn giữa các ngân hàng, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu kho bạc…
– Thị trường hối đoái: Nơi diễn ra hoạt động của các công cụ tài chính ngắn hạn nhưng được định giá bằng nhiều loại đồng tiền khác nhau.
– Thị trường vốn: Môi trường phát hành và mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn, tức 1 năm trở lên.
Vai trò của Nhà nước đối với thị trường tài chính là gì?
Thị trường tài chính là bộ phận rất quan trọng của nền kinh tế. Nhà nước có chức năng quản lý và giám sát thị trường tài chính. Ở mỗi loại thị trường tài chính, Nhà nước có những biện pháp và công cụ khác nhau. Nhìn chung sự tác động của Nhà nước cũng chỉ dựa trên 3 yếu tố cơ bản sau:
– Nhà nước tạo môi trường pháp lý bình đẳng cho sự hình thành và hoạt động của thị trường tài chính.
– Nhà nước thể hiện vai trò giám sát chặt chẽ các hoạt động của thị trường tài chính.
– Môi trường kinh tế linh hoạt và bình đẳng đối với sự phát triển của thị trường tài chính.
Như vậy nhìn chung thị trường tài chính là gì? Nơi đây chính là môi trường tổng hòa các mối quan hệ cung cầu về vốn ngắn hạn hoặc dài hạn hoạt động dưới sự quản lý và giám sát của Nhà nước.
Theo Taichinh.online tổng hợp