Xét nghiệm tuyến giáp là bài kiểm tra quan trọng giúp phát hiện sớm những bất thường ở khu vực tuyến giáp, từ đó bạn có thể tìm cách khắc phục hiệu quả, kịp thời. Tuy nhiên, chi phí khám bao nhiêu, có đắt không và bảo hiểm y tế có nhận hỗ trợ không là điều mà ai cũng quan tâm trước khi đưa ra quyết định đi khám. Vậy chính xác xét nghiệm tuyến giáp bao nhiêu tiền, có được bảo hiểm không? Hãy cùng Taichinh.online tìm kiếm câu trả lời trong bài viết sau nhé!
1. Những thông tin cơ bản nhất về xét nghiệm tuyến giáp
Dưới đây là “tất tần tật” các điều cần thiết mà bạn đọc cần nắm khi muốn kiểm tra tuyến giáp:
1.1 Tìm hiểu tuyến giáp là gì?
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm ở phía trước cổ, đảm nhiệm nhiệm vụ điều tiết quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Nếu tuyến giáp gặp vấn đề, khiến hormone sản xuất quá nhiều hoặc quá ít so với mức ổn định thì người bệnh có thể đối mặt với các bệnh lý như:
- Bệnh Basedow: Đây là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, dẫn đến những triệu chứng đau mắt, mất ngủ, sụt cân…
- Bệnh suy giáp: Đây là hiện tượng tuyến giáp bị suy giảm chức năng, ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hóa và hấp thu bình thường của cơ thể.
- Bệnh Hashimoto: Đây là một bệnh lý đến từ việc cơ thể tự sản sinh kháng thể chống lại chính tuyến giáp của mình. Nếu diễn tiến nặng hơn thì có thể dẫn đến suy tuyến giáp.
1.2 Xét nghiệm tuyến giáp là gì, tại sao cần thực hiện định kỳ?
Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là việc sử dụng một bộ xét nghiệm chuyên dụng để đánh giá khả năng hoạt động của tuyến giáp, cũng như các hormone mà cơ quan này sản xuất.
Hoạt động kiểm tra tuyến giáp định kỳ hết sức cần thiết, giúp chẩn đoán sớm những bất thường bên trong cơ thể. Từ đó, bạn có cách can thiệp kịp thời và thích hợp.
Xét nghiệm tuyến giáp đều đặn 6 tháng/lần giúp tầm soát nguy cơ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm về tuyến giáp.
1.3 Khi nào nên thực hiện kiểm tra tuyến giáp?
Bên cạnh thăm khám định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường sau đây, bạn cũng nên đến cơ sở y tế kiểm tra:
- Người đột ngột cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, suy nhược, chán ăn…
- Người có tiền sử mắc bệnh tuyến giáp hoặc có bất kỳ thành viên nào trong gia đình từng bị bệnh về tuyến giáp.
- Người bị sụt cân nhanh bất thường.
- Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc thay đổi chu kỳ bất thường.
- Người có tiền sử tim mạch, tiểu đường, ung thư…
1.4 Xét nghiệm tuyến giáp có cần nhịn ăn không?
Thông thường, với các xét nghiệm (bao gồm cả xét nghiệm tuyến giáp), bác sĩ khuyên bạn nên nhịn ăn 8 – 10 tiếng trước khi lấy mẫu để đạt kết quả chính xác nhất.
2. Xét nghiệm tuyến giáp bao nhiêu tiền?
Các xét nghiệm tuyến giáp thường bao gồm đo nồng độ TSH (thyroid-stimulating hormone), T4 (thyroxine) và T3 (triiodothyronine) trong máu.
Theo đó, chi phí xét nghiệm không quá cao, dao động 350.000 – 500.000 VND/lần. Trong trường hợp cần thực hiện sàng lọc ung thư, chi phí có thể cao hơn một chút, khoảng 800.000 – 1.400.000 VND/lần.
(*) Chi phí kể trên chỉ mang tính chất tham khảo, vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác (như cơ sở thực hiện, xét nghiệm phát sinh…).
3. Xét nghiệm tuyến giáp có được bảo hiểm không?
Câu trả lời là CÓ, nhưng bảo hiểm y tế (BHYT) hỗ trợ một phần hay toàn bộ chi phí còn tùy vào đối tượng, cơ sở thăm khám… Cụ thể, theo Thông tư 22/2023/TT-BYT ngày 17/11/2023, khoản phí bệnh nhân cần chi trả chỉ còn 30.100 – 42.100 VND/lần (thay đổi tùy theo hạng của cơ sở y tế).
Thêm vào đó, các yêu cầu để người có BHYT được bảo hiểm là:
- Có thẻ BHYT.
- Khám bệnh đúng tuyến.
- Thực hiện khám bệnh ở bệnh viện, cơ sở ở nơi áp dụng BHYT.
BHYT chấp nhận thanh toán một phần (hoặc toàn bộ) chi phí xét nghiệm tuyến giáp.
Mong rằng những chia sẻ kể trên đã giải đáp thắc mắc xét nghiệm tuyến giáp bao nhiêu tiền, có được hưởng bảo hiểm không của bạn đọc. Đừng quên đón đọc các nội dung khác trên website để có thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé!