[Giải đáp] Vợ đẻ, chồng có được hưởng bảo hiểm không?

Tác giả: huongdang

vợ đẻ chồng có được bảo hiểm không

Bên cạnh thắc mắc về chế độ thai sản của phụ nữ mang thai và sinh con, thì khi vợ đẻ liệu người chồng có được hưởng bảo hiểm không là điều mà mọi người lao động (NLĐ) nam quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu chính xác câu trả lời trong bài viết sau để bảo vệ quyền lợi bản thân nhé!

1. Vợ đẻ có được hưởng bảo hiểm của chồng không?

Căn cứ theo Điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 của Quốc Hội, Nghị định 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ, NLĐ nam thuộc trường hợp đang đóng BHXH và có vợ sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản.

2. Thời gian người chồng hưởng chế độ thai sản khi có vợ sinh con

Tại Khoản 2, điều 34, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thời gian nghỉ thai sản cho chồng có vợ sinh con như sau:

  • 05 ngày làm việc.
  • 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi.
  • 10 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh đôi.
  • 14 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật.
  • Được nghỉ thêm 03 ngày làm việc cho mỗi con khi vợ sinh ba trở lên.

vợ đẻ chồng có được hưởng bảo hiểm không

NLĐ nam có vợ sinh con được nghỉ tối thiểu 05 ngày làm việc theo quy định.

3. Mức hưởng bảo hiểm của chồng khi vợ sinh con

Ngoài thời gian nghỉ tại nhà, nếu tham gia BHXH đầy đủ theo quy định, NLĐ nam còn được hưởng trợ cấp theo công thức sau:

Mức hưởng = Mbq6t  / 24 ngày công x 100% x số ngày được nghỉ

Trong đó:

  • Mbq6t: Bình quân mức đóng BHXH 6 tháng của NLĐ nam trước khi vợ sinh con. Còn nếu chưa đóng đủ 6 tháng thì Mbq6t bằng bình quân lương các tháng đã đóng BHXH.ư
  • Nếu NLĐ nam được nghỉ chế độ thai sản đủ tháng (tức đủ 24 ngày làm việc) và đã đóng đủ 6 tháng BHXH liên tục, mức hưởng 1 tháng bằng 100% Mbq6t. 

Ví dụ: 

– Trường hợp 1: Tiền đóng BHXH của NLĐ hàng tháng là 5.000.000 đồng. NLĐ đó đã đóng liên tục 6 tháng trước khi vợ sinh con và được hưởng 05 ngày nghỉ theo quy định. Mức hưởng BHXH là:

  • Mbq6t = (6 x 5.000.000)/6 = 5.000.000 đồng.
  • Mức hưởng = 5.000.000 / 24 x 100% x 5 = 1.042.000 đồng.

– Trường hợp 2: Tiền đóng BHXH của NLĐ hàng tháng là 5.000.000 đồng. NLĐ đó chỉ đóng 3 tháng BHXH liên tục trước khi vợ sinh con và được hưởng 05 ngày nghỉ theo quy định. Mức hưởng BHXH là:

  • Mbq6t = (3 x 5.000.000)/6 = 2.500.000 đồng.
  • Mức hưởng = 2.500.000 / 24 x 100% x 5 = 521.000 đồng.

Bên cạnh đó, NLĐ nam sẽ được hưởng trợ cấp 1 lần thay vì mức trợ cấp như trên khi:

  • Chỉ có NLĐ nam tham gia BHXH, đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con.
  • Hoặc cả 2 vợ chồng cùng tham gia BHXH bắt buộc, nhưng người vợ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

Công thức tính mức hưởng trợ cấp 1 lần là: 

Mức hưởng trợ cấp 1 lần (mỗi con) = 2 x Mức lương cơ sở.

Trong đó: Mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.

4. Thời hạn nộp hồ sơ chế độ thai sản 

Để có thể hưởng trợ cấp thai sản nhanh chóng, thành công, NLĐ nam phải nắm rõ các cột mốc quan trọng sau:

  • Trong vòng 45 ngày (kể từ ngày trở lại làm việc), NLĐ phải nộp hồ sơ xin trợ cấp thai sản cho người sử dụng lao động.
  • Trong vòng 10 ngày (kể từ ngày người sử dụng lao động nhận đủ hồ sơ của NLĐ), người sử dụng lao động bắt buộc nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm.

Đến đây, hy vọng bài viết đã giải đáp được thắc mắc vợ đẻ chồng có được hưởng bảo hiểm không của hầu hết người NLĐ. Qua đó, NLĐ thực hiện theo đúng quy định để bảo đảm quyền lợi cơ bản của mình nhé!