Trong quá trình tham gia công tác tại các công ty, doanh nghiệp, nhiều người lao động (NLĐ) khá thắc mắc thử việc có được đóng bảo hiểm không? Quy định đóng bảo hiểm cho lao động thử việc như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn những băn khoăn này, cùng đọc tiếp nhé!
1. Thử việc là gì?
Thử việc là giai đoạn NLĐ làm quen với môi trường làm việc và công việc mới, có thể kéo dài từ một vài tháng đến một năm tùy theo quy định của công ty/doanh nghiệp và tính chất công việc. Qua đó, chủ công ty/doanh nghiệp dễ dàng đánh giá hiệu suất làm việc của NLĐ và đưa ra quyết định có chấp nhận họ trở thành nhân viên chính thức trong tương lai hay không.
Thử việc là giai đoạn NLĐ làm quen công việc và môi trường mới, còn người sử dụng lao động có thể quan sát hiệu quả làm việc của NLĐ.
Trong thời gian thử việc, NLĐ nhận được những quyền lợi cơ bản sau:
- Mức lương thực nhận không thấp hơn mức lương tối thiểu và ít nhất phải bằng 85% mức lương chính thức.
- Được làm việc trong môi trường lao động an toàn, bình đẳng.
- Có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường cho doanh nghiệp nếu thử việc không đạt yêu cầu.
- Được ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) chính thức với công ty/doanh nghiệp nếu kết quả thử việc đạt tiêu chuẩn.
2. Vậy trong thời gian thử việc có đóng bảo hiểm không?
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 24 Bộ Luật lao động năm 2019, điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014, NLĐ bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) nếu ký HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc có xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hay HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên. Còn nếu NLĐ đang trong thời gian thử việc thì không bắt buộc tham gia BHXH.
Tuy nhiên, một số công ty/doanh nghiệp sẽ tính cả thời gian thử việc vào HĐLĐ chính thức. Vậy nên, căn cứ theo Công văn số 2447/LĐTBXH-BHXH, ngày 26/7/2011 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong trường hợp này, người sử dụng lao động phải đóng tất cả bảo hiểm cần thiết cho NLĐ trong cả thời gian thử việc (như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…).
Thử việc có được đóng bảo hiểm không phụ thuộc vào loại hợp đồng mà NLĐ ký kết.
3. Một số câu hỏi thường gặp
Bên cạnh thắc mắc trong thời gian thử việc có đóng bảo hiểm không, còn rất nhiều câu hỏi cần được giải đáp như:
3.1 Thử việc bao lâu thì phải đóng bảo hiểm xã hội?
Nếu thời gian thử việc ký theo hợp đồng thử việc, thì thời điểm đóng BHXH bắt đầu ngay khi NLĐ ký kết hợp đồng chính thức (sau tối đa 60 ngày). Còn nếu thời gian thử việc ký theo hợp đồng chính thức, thì người sử dụng lao động sẽ đóng BHXH cho NLĐ khi kết thúc thời gian thử việc quy định trong hợp đồng chính thức.
3.2 Thử việc có được nhận trợ cấp thất nghiệp không?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP), NLĐ đang trong giai đoạn thử việc nhưng chưa ký hợp đồng lao động chính thức thì chưa được coi là “có việc làm”. Ngoài ra, khi kết thúc thời gian thử việc nhưng công ty/doanh nghiệp từ chối ký hợp đồng chính thức với NLĐ, họ cũng được xem là “chưa có việc làm”. Do vậy, trong cả 2 trường hợp, NLĐ vẫn được nhận trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định pháp luật.
Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giải đáp được thắc mắc trong thời gian thử việc có đóng bảo hiểm không. Từ đó, người lao động có thể tự bảo vệ tốt mọi quyền lợi chính đáng của bản thân khi gia nhập thị trường lao động đầy cạnh tranh.