Lịch âm

[Tìm hiểu] Đóng bảo hiểm 1 năm rút được bao nhiêu tiền?

Tác giả: Huy Nguyễn

rút tiền bhxh 1 lần được bao nhiêu

Đóng bảo hiểm xã hội là một trong những quyền lợi cơ bản của người lao động (NLĐ), nhằm mục đích bù đắp một phần thu nhập khi họ bị giảm hoặc mất đi thu nhập chính vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động… Vậy NLĐ đóng bảo hiểm 1 năm rút được bao nhiêu tiền? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau.

1. Rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần là gì?

Bảo hiểm xã hội 1 lần (BHXH) là chế độ an sinh mà người lao động (NLĐ) sẽ được hưởng khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Theo đó, việc rút bảo hiểm xã hội 1 lần thực hiện khi NLĐ có yêu cầu bất kể thời điểm nào, được nhận số tiền bảo hiểm theo quy định để sử dụng, thay vì phải chờ đến tuổi nghỉ hưu hưởng lương hằng tháng.

đóng bảo hiểm 1 năm rút được bao nhiêu tiền

Rút tiền BHXH 1 lần là quyền lợi cơ bản mà người tham gia BHXH được quyền hưởng.

2. Điều kiện để rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần

Muốn rút được BHXH 1 lần, NLĐ phải nằm trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 60, Khoản 1 Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 như sau:

  • NLĐ nghỉ việc được 01 năm (kể từ thời điểm kết thúc hợp đồng), hoặc sau 01 năm không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.
  • NLĐ đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
  • NLĐ ra nước ngoài để định cư.
  • NLĐ mắc một trong các bệnh nguy hiểm như ung thư, bại liệt, xơ gan… hay những bệnh tật làm suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không thể tự phục vụ sinh hoạt cá nhân hàng ngày.
  • NLĐ là công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

Ngoài ra, NLĐ phải hoàn tất thủ tục chốt sổ hoặc gộp sổ (nếu có nhiều sổ BHXH ở nhiều công ty/doanh nghiệp khác nhau), thì mới được giải quyết hưởng tiền BHXH 1 lần.

3. Rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần được bao nhiêu?

Số tiền nhận BHXH 1 lần được tính toán dựa trên mức tiền lương hàng tháng để đóng BHXH và khoảng thời gian mà NLĐ đã đóng bảo hiểm.

Công thức tính tiền hưởng BHXH 1 lần

Tiền BHXH 1 lần = (1.5 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Thời gian đóng bảo hiểm BHXH trước năm 2014) + (2 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Thời gian đóng bảo hiểm BHXH sau năm 2014)

Trong đó: 

  • Thời gian đóng BHXH có tháng lẻ từ 01 – 06 tháng sẽ được làm tròn là ½ năm, còn lẻ từ 07 – 11 tháng làm tròn là 01 năm.
  • Trường hợp trước ngày 01/01/2014 có thời gian đóng BHXH lẻ tháng thì những tháng lẻ đó được áp dụng công thức của giai đoạn đóng BHXH từ ngày 01/01/2014 trở đi.

Đồng thời, NLĐ cần nắm rõ mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của mình, được tính dựa trên mức lương hằng tháng đóng BHXH của NLĐ nhân với hệ số trượt giá.

Công thức tính mức bình quân tiền lương hàng tháng

Mức bình quân tiền lương hàng tháng = (Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định + Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định) / Tổng số tháng đóng BHXH.

Trong đó: 

  • Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tích số giữa tổng số tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
  • Mức thu nhập đóng BHXH mỗi năm có sự thay đổi, được cập nhật theo Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH.

Để hiểu rõ hơn, hãy cùng tham khảo ví dụ minh họa dưới đây:

Ví dụ 1: Anh A đóng BHXH từ tháng 01/2015 đến tháng 01/2016 với mức lương đóng BHXH là 8.000.000 VNĐ/tháng. Nếu anh A làm thủ tục hưởng BHXH 1 lần thì cách tính số tiền nhận được như sau:

Vì quá trình đóng BHXH diễn ra trong 2 năm gồm 2015 và 2016 nên xét theo mức điều chỉnh của Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH:

Mức bình quân tiền lương hàng tháng = (8.000.000 x 11 x 1.19 + 8.000.000 x 1 x 1.16) : 12 = 9.500.000 VNĐ.

Trong đó:

  • Tiền lương cơ bản hàng tháng là 8.000.000 VNĐ.
  • Mức thu nhập đóng BHXH vào năm 2015 là 1.19 và năm 2016 là 1.16.

Vì khoảng thời gian đóng BHXH bắt đầu sau năm 2014 nên theo công thức:

Tiền BHXH 1 lần = 2 x 9.500.000 x 1 = 19.000.000 VNĐ.

Ví dụ 2: Chị B đóng BHXH từ tháng 01/2013 đến tháng 06/2015 với mức lương đóng BHXH là 8.000.000 VNĐ/tháng. Nếu chị B làm thủ tục hưởng BHXH 1 lần thì cách tính số tiền nhận được như sau:

Quá trình đóng BHXH diễn ra trong 3 năm gồm 2013, 2014 và 2015 nên xét theo mức điều chỉnh của Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH:

Mức bình quân tiền lương hàng tháng = (8.000.000 x 11 x 1.25 +  8.000.000 x 11 x 1.2 + 8.000.000 x 6 x 1.19) : 30 = 9.091.000 VNĐ.

Trong đó:

  • Tiền lương cơ bản hàng tháng là 8.000.000 VNĐ.
  • Mức thu nhập đóng BHXH vào năm 2013 là 1.25, năm 2014 là 1.2 và năm 2015 là 1.19.

Vì khoảng thời gian đóng BHXH bắt đầu cả trước và sau năm 2014 nên theo công thức:

Tiền BHXH 1 lần = (1.5 x 9.091.000 x 2) + (2 x 9.091.000 x ½) = 36.364.000 VNĐ.

4. Vậy đóng bảo hiểm 1 năm rút được bao nhiêu tiền?

Về vấn đề đóng BHXH 1 năm rút được bao nhiêu tiền, theo Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định mức hưởng BHXH 1 lần như sau:

  • Với những năm đóng BHXH trước năm 2014: 1.5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
  • Với những năm đóng BHXH sau năm 2014: 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
  • Với trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm: Bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH và mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

đóng bhxh 1 năm rút được bao nhiêu tiền

Mức tiền BHXH 1 lần mà NLĐ được nhận tối đa 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

5. Một số câu hỏi thường gặp

Liên quan đến vấn đề rút tiền BHXH 1 lần được bao nhiêu, nhiều người còn có những thắc mắc khác như:

5.1 Nghỉ việc bao lâu thì được rút bảo hiểm xã hội 1 lần?

Điều kiện cơ bản để NLĐ được hưởng BHXH 1 lần là đã nghỉ việc đủ 01 năm trở lên (tính từ thời điểm NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động). Ngoài ra, NLĐ đã dừng đóng BHXH ít nhất 01 năm và tổng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm.

5.2 Trường hợp nào không được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần ngay?

Nếu rơi vào một trong bốn trường hợp bên dưới, NLĐ chưa thể nhận số tiền BHXH 1 lần:

  • NLĐ chưa nghỉ việc đủ 01 năm khi không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.
  • NLĐ đủ tuổi nghỉ hưu và đủ 20 năm đóng BHXH.
  • NLĐ đang mắc bệnh nhưng không phải bệnh hiểm nghèo.
  • NLĐ không minh chứng được đang định cư nước ngoài.

5.3 Hồ sơ rút bảo hiểm xã hội 1 lần ở đâu?

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như đơn đề nghị hưởng BHXH 1 lần, sổ BHXH, CMND/CCCD…, NLĐ nộp hồ sơ đến cơ quan BHXH cấp huyện hoặc cấp tỉnh ở nơi đang cư trú để được giải quyết nhanh chóng.

Mong rằng những chia sẻ trong bài viết đã giải đáp được thắc mắc đóng bảo hiểm 1 năm rút được bao nhiêu tiền của hầu hết bạn đọc. Đừng quên đón đọc các nội dung tiếp theo tại website để tích lũy thêm nhiều điều hữu ích khác nhé!