Lịch âm

Không còn hình thức cho vay kinh doanh hộ gia đình, các chủ hộ e ngại

Tác giả: Le Huong

cho vay kinh doanh hộ gia đình

Tính đến đầu năm 2017, hiện tại cả nước có đến 5.6 triệu hộ kinh doanh hoạt động. Nhiều chủ hộ có thể vẫn còn chưa biết hình thức cho vay kinh doanh hộ gia đình đã không còn. Nếu muốn tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng, các hộ kinh doanh phải chuyển đổi thành doanh nghiệp hoặc vay với tư cách cá nhân. 

Nhiều chủ hộ e ngại

cho vay kinh doanh hộ gia đình

Mới đây, Ngân hàng nhà nước vừa bổ sung quy định các khách hàng khi vay tại tổ chức tín dụng phải là với tư cách pháp nhân, cá nhân. Như vậy khi các ngân hàng thực hiện chương trình cho vay kinh doanh hộ gia đình, người đứng ra vay phải là chủ hộ gia đình. Hộ kinh doanh sẽ giao dịch với tư cách cá nhân và chủ hộ không còn là cá nhân đại diện nữa. Các đối tượng không phải là pháp nhân, cá nhân như hộ kinh doanh, hộ gia đình, tổ chức không đủ tư cách chủ thể vay vốn. Ngoài ra từ 15/3, theo quy định mới các cá nhân có thể vay vốn với mục đích tiêu dùng của cả gia đình.

Đứng trước thông tin này, nhiều chủ hộ gia đình đang lo ngại. Bởi trong quá trình kinh doanh nhỏ lẻ, làm ăn buôn bán nếu cần vốn thì điều kiện vay ngân hàng khó hơn.

Tại sao Ngân hàng nhà nước lại điều chỉnh quy định này?

Tại Việt Nam có rất nhiều hộ kinh doanh mặc dù với quy mô tương đối lớn như doanh nghiệp. Thế nhưng do các đơn vị còn e ngại trong các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, đặc biệt là tránh thuế. Do đó với quy định mới này, nhà nước mong muốn thủ tục hành chính cần đơn giản hóa để các hộ kinh doanh gia đình có thể dễ dàng chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp. Hơn nữa cần thiết lập các chính sách hỗ trợ về tín dụng cũng như về thuế cho các hộ này.

Hộ gia đình vay vốn với tư cách cá nhân, mức lãi suất có cao hơn?

Như vậy từ 15/3 trở đi, khi hộ gia đình vay với mục đích kinh doanh dưới vai trò cá nhân vay vốn thì mức lãi suất có phần cao hơn. Tuy nhiên theo quy định, mỗi tổ chức tín dụng sẽ không dựa vào tư cách vay vốn là hộ kinh doanh hay cá nhân mà định mức lãi suất. Họ sẽ dựa vào mục đích vay vốn, mức độ rủi ro, thời hạn vay, tính khả thi của phương án vay vốn mà ấn định mức lãi suất.

cho vay kinh doanh hộ gia đình

Còn về việc hoàn trả vốn vay thuộc trách nhiệm của cá nhân vay vốn. Chắc chắn rằng điều này không thể ràng buộc trách nhiệm của hộ kinh doanh.

Vậy nếu như trước đây rất nhiều ngân hàng cho vay kinh doanh hộ gia đình thì hộ gia đình phải chịu trách nhiệm. Còn kể từ ngày 15/3/2017 điều luật mới có hiệu lực, cá nhân là chủ hộ sẽ phải đứng ra vay và chịu mọi trách nhiệm về khoản nợ của mình. 

Theo Taichinh.online tổng hợp