Quy trình vay tiêu dùng cá nhân và những lưu ý quan trọng

Tác giả: Le Huong

quy trình vay tiêu dùng

Nhìn chung quy trình vay tiêu dùng ở các ngân hàng hoặc công ty tài chính đều cần những bước cơ bản là nộp hồ sơ vay, chờ thẩm định, quyết định khoản vay và cuối cùng là giải ngân. Tuy nhiên ở mỗi ngân hàng có sự kiểm soát chặt chẽ khác nhau trước các khoản vay nên có thể áp dụng thêm nhiều bước khác nhau. 

Các bước trong quy trình vay tiêu dùng

1. Tham khảo hình thức vay phù hợp

Trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt, nhiều ngân hàng cũng như tổ chức tín dụng ngày càng đẩy mạnh nhiều hình thức cho vay tiêu dùng để tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Một số hình thức vay phổ biến như: vay theo bảng lương, vay theo hóa đơn tiền điện, vay theo bảo hiểm nhân thọ, vay theo hợp đồng tín dụng cũ…

Tuy nhiên trước khi đi vay, bạn cần tìm hiểu rõ ràng và cân nhắc nên lựa chọn hình thức nào. Bởi hình thức vay phù hợp giúp khả năng duyệt hồ sơ của bạn cao hơn. Song song đó bạn sẽ được hưởng nhiều hạng mục ưu đãi hơn.

2. Chuẩn bị và nộp hồ sơ vay tiêu dùng

Một bộ hồ sơ vay với mục đích tiêu dùng bao gồm những giấy tờ sau, bạn cần tham khảo để chuẩn bị đầy đủ:

  • CMND hoặc Hộ chiếu
  • Sổ Hộ khẩu hoặc Giấy tạm trú
  • Giấy đăng ký kết hôn (nếu có)
  • Đơn xin đề nghị vay (theo mẫu từng ngân hàng)
  • Tài liệu chứng minh mục đích vay, giấy tờ chứng minh mua tài sản, chi tiêu cho du học
  • Bằng chứng chứng minh thu nhập: hợp đồng lao động, bảng lương…

Mỗi ngân hàng và công ty tài chính đều có những yêu cầu riêng về giấy tờ cần thiết cho những gói vay khác nhau. Do đó trước khi tiến hành làm thủ tục vay, nhân viên sẽ tư vấn sẽ hướng dẫn kỹ với khách hàng hồ sơ sao cho phù hợp.

3. Thẩm định các điều kiện vay

Sau khi nộp hồ sơ, nhân viên tư vấn sẽ chuyển sang bộ phận thẩm định làm việc. Nhân viên thẩm định tiến hành xem xét và kiểm tra hồ sơ. Đây là bước vô cùng quan trọng trong quy trình vay tiêu dùng. Đa phần những hồ sơ vay bị thất bại là do gặp vấn đề trong khâu thẩm định này.

quy trình vay tiêu dùng

Để xác định tính chính xác của giấy tờ trong hồ sơ, nhân viên thẩm định sẽ gọi điện đến khách hàng để hỏi thông tin. Họ muốn biết mục đích vay thực sự của bạn, tiêu dùng cho những việc gì, công việc và thu nhập hiện tại…Đặc biệt những giấy tờ bạn nộp có giả mạo hay không. Nếu thông tin trả lời qua điện thoại trùng khớp và hợp lý với những gì đã khai trên giấy tờ thì khả năng hồ sơ được duyệt khá cao.

4. Thẩm định thực tế

Những tổ chức kiểm soát chặt chẽ khoản vay thường cử nhân viên đi thẩm định thực tế. Họ sẽ đến trực tiếp nhà hoặc cơ quan của khách hàng. Bộ phận thẩm định cần làm rõ địa chỉ, nơi ở, công việc, công ty hoặc cơ quan thì ưu tiên có điện thoại bàn có dây.

5. Xét duyệt cho vay

Sau quá trình thẩm định gắt gao, nếu không có bất cứ vấn đề gì thì báo cáo thẩm định sẽ được chuyển cho cán bộ xét duyệt khoản vay. Sau đó cán bộ sẽ trình lên Giám đốc có nên duyệt cho vay hay không. Giám đốc sẽ dựa vào báo cáo thẩm định và hồ sơ vay để đưa ra quyết định cuối cùng.

6. Tiến hành giải ngân

Nếu hồ sơ được Giám đốc duyệt, nhân viên tín dụng thông báo khách hàng đến để ký kết hợp đồng vay tiêu dùng. Bước tiếp theo, ngân hàng sẽ giải ngân theo 2 hình thức. Giải ngân tiền mặt hoặc chuyển khoản tùy theo lựa chọn của khách hàng. Lưu ý khi đến nhận tiền, khách hàng cần mang theo giấy tờ đầy đủ.

quy trình vay tiêu dùng

Những lưu ý khi vay tiêu dùng cá nhân

1. Chuẩn bị hồ sơ vay đầy đủ

Tuy đây là bước đơn giản nhưng khá nhiều người mắc phải những sai lầm ở bước này. Có trường hợp mang theo bản photo nhưng không mang bản gốc để đối chứng. Trường hợp khác giấy tờ chứng minh thu nhập đã rất lâu không đúng quy định ngân hàng…Nếu nhân viên tư vấn không rõ ràng sẽ dẫn đến nhiều sai lệch trong thông tin, làm mất thời gian.

2. Chọn thời hạn vay phù hợp

Theo các chuyên gia, người đi vay nếu có mức thu nhập thấp nên kéo dài thời hạn vay. Chỉ có cách này mới có thể làm giảm số tiền gốc mỗi tháng cần trả cho ngân hàng.

3. Ước lượng sức vay

quy trình vay tiêu dùng

Số tiền cần trả nợ chỉ nên chiếm 30-40% trong tổng số thu nhập hàng tháng. Nếu không, bạn sẽ phải chịu nhiều áp lực từ việc trả nợ vay. Vì vậy, bài toán cân đối ngân sách và khả năng trả nợ cần được tính toán thật kỹ. Bạn cần lên kế hoạch trả nợ hợp lý để tránh rơi vào danh sách nợ xấu CIC của ngân hàng.

Mặc dù cho vay tiêu dùng là sản phẩm, dịch vụ phổ biến, đáp ứng nhu cầu của đại đa số người dân. Thế nhưng không phải ai cũng nắm rõ các bước trong quy trình vay tiêu dùng cá nhân. Hy vọng qua bài viết bạn đọc có thể tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm nhằm tránh những sai sót khi tiến hành vay tiêu dùng tại các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính.

Theo Taichinh.online tổng hợp