Hướng dẫn cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội mới nhất

Tác giả: Huy Nguyễn

Lương hưu là khoản phí mà người lao động có đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) nhận khi đến độ tuổi về hưu. Tuy nhiên, nhiều người còn băn khoăn về cách tính lương hưu bảo hiểm cũng như có nên nhận BHXH một lần hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc này. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Tìm hiểu điều kiện hưởng lương hưu bảo hiểm

Dưới đây là các điều kiện cần để hưởng lương hưu bảo hiểm bạn nên biết:

1.1 Đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc

Người lao động được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

Trường hợp 1:

  • Người lao động nghỉ việc đóng BHXH đủ 20 năm trở lên.
  • Đủ 60 tuổi 6 tháng (đối với nam), đủ 55 tuổi 8 tháng (đối với nữ).

Trường hợp 2:

  • Người lao động nghỉ việc đóng BHXH đủ 20 năm trở lên.
  • Có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoạc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
  • Đủ 55 tuổi 6 tháng (đối với nam) và đủ 50 tuổi 8 tháng (đối với nữ).

1.2 Đối với người tham gia BHXH tự nguyện

Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì được tham gia BHXH tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Theo đó, điều kiện để người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu là:

  • Đủ 60 tuổi 6 tháng (đối với nam) và đủ 55 tuổi 8 tháng (đối với nữ).
  • Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.

cách tính lương hưu bảo hiểm

Dù đóng BHXH tự nguyện hay bắt buộc thì người lao động vẫn được hưởng lương hưu bảo hiểm khi về già.

2. Cách tính lương hưu bảo hiểm mới nhất

Lương hưu bảo hiểm được tính theo các công thức dưới đây:

2.1 Mức hưởng đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc

Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Trong đó, tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng được xác định như sau:

  • Đóng BHXH đủ 20 năm (đối với nam) và 15 năm (đối với nữ) thì tỷ lệ là 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, thì tỷ lệ này cộng thêm 2%.
  • Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%.

Ví dụ:

Ông A đóng BHXH bắt buộc được 30 năm. Khi ông A nghỉ hưu, tỷ lệ lương hưu ông A được nhận như sau:

  • 20 năm đóng BHXH: Hưởng 45%.
  • 10 năm đóng BHXH còn lại: Hưởng 6 x 2% = 20%.

Vậy, tổng tỷ lệ lương hưu của ông A  = 45% + 20% = 65%.

Giả sử mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của ông A = 08 triệu đồng/tháng thì mức hưởng lương hưu của ông A = 65% x 08 triệu đồng = 5,2 triệu đồng/tháng.

Trợ cấp 1 lần:

  • Người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lưu hưu 75%. Khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp 1 lần.
  • Mức trợ cấp 1 lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%. Theo đó, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

2.2 Mức lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện

Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

Trong đó, tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng được xác định như sau:

  • Đóng BHXH đủ 20 năm (đối với nam) và 15 năm (đối với nữ) thì tỷ lệ là 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, thì tỷ lệ này cộng thêm 2%.
  • Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%.

Ví dụ:

Bà B đóng BHXH tự nguyện được 30 năm. Khi bà B nghỉ hưu, tỷ lệ lương hưu được nhận như sau:

  • 15 năm đóng BHXH: Hưởng 45%.
  • 15 năm đóng BHXH còn lại: Hưởng 15 x 2% = 30%.

Tổng tỷ lệ lương hưu của bà A = 45% + 30% = 75%.

Giả sử mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH của bà B = 05 triệu đồng/tháng thì mức hưởng lương hưu của bà B = 75% x 05 triệu đồng = 3,75 triệu đồng/tháng.

Trợ cấp 1 lần:

  • Người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu thì ngoài lương hưu còn hưởng trợ cấp 1 lần.
  • Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%. Theo đó, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

công thức tính lương hưu bảo hiểm mới nhất

Nắm rõ cách tính lương hưu bảo hiểm để có những bước chuẩn bị tốt, giúp cuộc sống về già được an nhàn.

3. Nên hưởng lương hưu hay nhận trợ cấp BHXH 1 lần?

Ngoài cách tính lương hưu, nhiều người lao động còn thắc mắc liệu có nên nhận trợ cấp BHXH 1 lần hay không? Để trả lời câu hỏi này, bạn hãy tham khảo các thông tin dưới đây.

Người lao động được nhận BHXH 1 lần nếu đáp ứng các điều kiện sau:

  • Đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ thời gian đóng BHXH (ít hơn 20 năm).
  • Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục đóng BHXH.
  • Người đang mắc bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng (HIV/AIDS, ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, lao và những bệnh khác theo quy định Bộ Y tế).
  • Người lao động chuẩn bị định cư ở nước ngoài.

Khi hưởng trợ cấp BHXH 1 lần thì NLĐ nhận được toàn bộ tiền hưu trong 1 lần. Tuy nhiên nếu so với hưởng lương hưu thì người nhận BHXH 1 lần có thể chịu một số  thiệt thòi như:

  • Số tiền nhận BHXH 1 lần thường thấp hơn so với mức hưởng lương hưu hàng tháng.
  • Hưởng BHXH 1 lần đồng nghĩa với việc NLĐ tự tước đi quyền an sinh cơ bản của bản thân như được cấp thẻ BHYT miễn phí, hỗ trợ chế độ tử tuất, trợ cấp mai táng,…

Nhìn chung, để đảm bảo cuộc sống khi về già, bạn nên cân nhắc kỹ giữa hai quyết định này.

4. Một số thắc mắc thường gặp

Dưới đây là giải đáp một số thắc mắc liên quan đến lương hưu bảo hiểm mà bạn nên biết:

4.1 Cách tính lương hưu bảo hiểm khi nghỉ trước tuổi như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, cách tính lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi vẫn áp dụng công thức tính như nghỉ hưu đúng tuổi. Tuy nhiên, trường hợp nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động sẽ bị trừ tỷ lệ hưởng. Cụ thể, với mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi bị trừ 2%; trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi lẻ từ 6 tháng trở lên bị trừ 1%, còn lẻ dưới 6 tháng thì không giảm tỷ lệ. Còn trong trường hợp nghỉ hưu trước tuổi vì các lý do khác không bị trừ tỷ lệ hưởng.

4.2 Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?

Dựa theo Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động nữ là cán bộ đóng đủ 15 năm và dưới 20 năm thì có thể hưởng lương hưu. Những người lao động còn lại cần đóng đủ 20 năm thì được hưởng lương hưu bảo hiểm.

hướng dẫn cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội

Người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu hằng tháng.

4.3 Phụ cấp thâm niên có được tính vào lương hưu không?

Theo Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLBTBXH, phụ cấp thâm niên (khoản phụ cấp trả thêm cho người lao động làm việc lâu năm trong ngành) sẽ được tính vào lương hưu. Điều kiện là tiền lương tháng đóng BHXH của những năm cuối trước khi người lao động nghỉ việc có phụ cấp thâm niên.

Trên đây là hướng dẫn cách tính lương hưu bảo hiểm mới nhất mà người lao động nên biết. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể tự tính mức lương hưu bảo hiểm cho bản thân trong tương lai để có khoản tài chính vững ổn khi về già nhé!