Nợ xấu là gì? Cách xóa nợ xấu ngân hàng nhanh nhất

Tác giả: huongdang

cách xóa nợ xấu ngân hàng

Nhiều người dùng rơi vào tình huống muốn vay ngân hàng nhưng bị các ngân hàng từ chối vì có nợ xấu. Lúc này, bạn cần phải xóa nợ xấu thì mới có thể tiếp tục vay được. Vậy làm thế nào để xóa nợ xấu? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách xóa nợ xấu ngân hàng nhanh chóng, hiệu quả. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Nợ xấu là gì?

Nợ xấu là các khoản nợ mà người vay không trả hoặc không có khả năng trả theo thỏa thuận ban đầu. Điều này thường xảy ra do người vay quên hoặc đơn vị cho vay đánh giá sai hiệu quả phương án cho vay, thời hạn cho vay. Đối với người vay, nợ xấu không chỉ ảnh hưởng đến tài chính cá nhân mà còn tác động xấu đến điểm tín dụng và tỷ lệ vay thành công trong tương lai.

Hiện nay, nợ xấu được chia thành các nhóm sau:

  • Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn – khoản nợ trong hạn hoặc quá hạn dưới 10 ngày.
  • Nhóm 2: Nợ cần chú ý – khoản nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày.
  • Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn (bắt đầu tính là nợ xấu) – khoản nợ quá hạn từ 91 – 180 ngày.
  • Nhóm 4: Nợ nghi ngờ (nợ xấu) – khoản nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày.
  • Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn – khoản nợ quá hạn thanh toán hơn 360 ngày.

nợ xấu là gìNợ xấu là khoản nợ người đi vay không thể trả nợ đúng theo cam kết trên hợp đồng tín dụng.

2. Hướng dẫn cách kiểm tra nợ xấu

Để kiểm tra bản thân có đang bị nợ xấu không, khách hàng có thể thực hiện 2 cách tra cứu dưới đây:

2.1 Tra cứu nợ xấu qua website CIC

Bước 1: Truy cập trang web của hệ thống CIC để đăng ký thông tin.

Bước 2: Điền đầy đủ và chính xác thông tin cá nhân mà hệ thống yêu cầu. Sau đó bạn chọn “Tiếp tục”. Khách hàng nhập email và số điện thoại chính chủ để nhận mã OTP từ CIC.

Bước 3: Nhập mã OTP được gửi vào khung yêu cầu và chọn”Đồng ý” để xác nhận rồi chọn “Tiếp tục”. Lúc này, nhân viên CIC sẽ gọi điện thoại để xác nhận thông tin. Nếu đúng, chính CIC sẽ tiến hành trả kết quả kiểm tra qua email mà khách hàng cung cấp trước đó.

2.2 Kiểm tra nợ xấu qua ứng dụng CIC Connect

Bước 1: Tải ứng dụng CIC về điện thoại rồi đăng ký tài khoản theo các thông tin hệ thống yêu cầu.

Bước 2: Sau khi có tài khoản, người dùng đăng nhập ứng dụng chọn “Khai thác báo cáo”.

Bước 3: Xác nhận khai báo bằng mật khẩu, vân tay hoặc Face ID.

Bước 4: Nhập mã xác thực OTP để xác nhận.

Bước 5: Kiểm tra báo cáo tín dụng để biết bản thân có dính nợ xấu không.

3. Cách xóa nợ xấu trên CIC nhanh chóng, hiệu quả

Nếu người vay vô tình bị nợ xấu khoản vay dưới hoặc trên 10 triệu, thì hãy nhanh chóng thanh toán hết khoản nợ cả gốc lẫn lãi. Sau đó thông báo với người quản lý khoản vay để yêu cầu xác minh khoản vay đã được tất toán. Sau 1 năm (trường hợp nợ nhóm 2) và 5 năm (trường hợp nợ nhóm 3, 4, 5) tình trạng tín dụng của người vay sẽ bình thường trở lại. Lúc này, khách hàng có thể tiếp tục vay vốn tại ngân hàng hay tổ chức tài chính khác.

cách xóa nợ xấuCách gỡ nợ xấu ngân hàng nhanh nhất là người vay hãy thanh toán toàn bộ số tiền nợ và lãi suất đi kèm.

4. Thời gian xóa nợ xấu

Tùy thuộc vào thời gian quá hạn và cấp độ nợ xấu mà thời gian để được xóa nợ xấu sẽ khác nhau, cụ thể:

  • Nợ xấu nhóm 1: Được cấp vốn ngay.
  • Nợ xấu nhóm 2: Lịch sử nợ xấu được xóa sau 1 năm (Sau 1 năm khách hàng có thể tiếp tục vay).
  • Nợ xấu nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5: Lịch sử nợ xấu được xóa sau 5 năm (sau 5 năm thì khách hàng có thể tiếp tục vay).

5. Một số thắc mắc thường gặp

Dưới đây là một số thắc mắc cùng giải đáp khác, khách hàng hãy tham khảo để có thêm nhiều thông tin hữu ích:

5.1 Nợ xấu không trả có được xóa không?

Nếu người dùng không trả nợ xấu thì lịch sử nợ xấu không được xóa. Đồng thời, nếu người vay cố tình không thanh toán nợ bằng cách dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn thì sẽ bị xử lý hình sự.

nợ xấu không trả có được xóa khôngLịch sử nợ xấu không được xóa nếu người vay không trả nợ ngân hàng hoặc công ty tài chính.

5.2 Bị ngân hàng kiện đòi nợ, phải làm gì?

Khi bị vào danh sách nợ xấu, người vay nên trao đổi, trình bày nguyện vọng một cách trung thực với ngân hàng để tìm ra phương án giải quyết phù hợp. Trong trường hợp ngân hàng kiện đòi nợ, người vay phải chú ý tuân thủ lịch triệu tập, xét xử của Tòa án, thông báo giải quyết của Cơ quan thi hành án có thẩm quyền.

5.3 Làm thế nào để tránh tình trạng nợ xấu?

Để không bị nợ xấu, trước khi vay khách hàng nên tự đánh giá khả năng và phương án trả nợ phù hợp. Khi nhận được vốn vay, người vay lên kế hoạch đầu tư, sử dụng vốn vay hiệu quả đúng với mục đích nhằm mang lại lợi ích cho cá nhân, từ đó tăng khả năng thanh toán khoản vay, đúng hạn.

Hy vọng với những thông tin trong bài, người vay đã biết cách xóa nợ xấu hiệu quả, từ đó có thể nhanh chóng đăng ký khoản vay mới. Khách hàng đừng quên thiết lập kế hoạch tài chính thông minh, đánh giá khả năng thanh toán khoản vay đúng để hạn chế tình trạng nợ xấu nhé!