Ghép tủy là giải pháp điều trị tối ưu mang đến cơ hội sống cho người bệnh và có ý nghĩa lớn với nền y học hiện đại. Vì thế, chi phí ghép tủy cũng là một trong những vấn đề bệnh nhân quan tâm hàng đầu. Vậy ghép tủy có được bảo hiểm thanh toán không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn này nhé!
1. Ghép tủy là gì và khi nào cần ghép tủy?
Ghép tủy là phương pháp đưa tế bào gốc được lấy từ máu ngoại vi, tủy xương, máu ở cuống rốn vào tủy xương để thay thế cho các tế bào đã bị phá hủy hoặc tổn thương của người bệnh. Nhờ đó giúp khôi phục tế bào miễn dịch và khả năng tạo máu của cơ thể.
Theo đó, phương pháp ghép tủy thường được chỉ định ở một số trường hợp như:
- Bệnh nhân ung thư đã làm hóa trị liều cao hoặc xạ trị khiến các tế bào máu ở xương, tủy bị tổn thương nghiêm trọng.
- Người bệnh về tủy xương, miễn dịch.
Ghép tủy là giải pháp duy trì sự sống cho các bệnh nhân ung thư (đã xạ trị hoặc hóa trị khiến tế bào xương, tủy bị tổn thương nghiêm trọng) hoặc những trường hợp bệnh về miễn dịch, xương.
Hiện nay có một số phương pháp cấy ghép tế bào gốc bao gồm:
- Cấy ghép tế bào gốc tự thân: Là phương thức sử dụng các tế bào gốc được phân lập từ tủy xương hoặc máu ngoại vi của bệnh nhân.
- Cấy ghép dị thân hoặc cấy ghép chép: Đây là phương pháp dùng các tế bào gốc được hiến tặng phù hợp với bệnh nhân.
- Cấy ghép đồng nguyên: Với phương thức này, bác sĩ thực hiện ghép tế bào từ người chị hoặc người anh song sinh của bệnh nhân.
2. Chi phí ghép tủy bao nhiêu?
Tùy vào tình trạng của bệnh nhân, chi phí ghép tủy phụ thuộc vào phương pháp ghép, nguồn tế bào gốc, tình trạng nhiễm trùng, biến chứng,… Tuy nhiên, chi phí thực hiện các phương pháp ghép tủy có thể dao động như sau:
- Ghép tế bào gốc tự thân: Từ 100-200 triệu đồng.
- Ghép tế bào gốc đồng loài cùng huyết thống phù hợp HLA: Từ 400-600 triệu đồng.
- Ghép tế bào gốc từ máu dây rốn cộng đồng: Từ 600-800 triệu.
- Ghép tế bào gốc nửa hoà hợp (sử dụng nguồn tế bào gốc của bố/mẹ hoặc anh chị em ruột nửa hoà hợp): Từ 600-700 triệu đồng.
- Ghép nửa hoà hợp kết hợp với tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng: Từ 1 tỷ-1,2 tỷ đồng.
3. Ghép tủy có được bảo hiểm thanh toán không?
Với 1 ca ghép tủy đồng loại tốn tầm 600 triệu đồng, BHYT chi trả khoảng 400 triệu đồng. Với trường hợp ghép tự thân có chi phí tầm 200 triệu đồng/ca, BHYT thanh toán khoảng 50%.
Sau khi ghép tế bào gốc, bệnh nhân cần sử dụng thuốc chống thải ghép suốt đời. Với khoản chi phí dùng thuốc sau phẫu thuật ghép tủy, BHYT chi trả khoảng 8 – 10 triệu đồng/ tháng.
Để thanh toán chi phí ghép tủy hưởng BHYT, bạn có thể xuất trình BHYT giấy hoặc truy cập vào ứng dụng VssID.
4. Một số thắc mắc liên quan
Sau đây là lời giải đáp thích hợp cho một số thắc mắc liên quan đến phương pháp ghép tủy:
Ghép tủy có nguy hiểm không?
Dù ghép tủy mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng đòi hỏi thực hiện với trang thiết bị cao cấp và đội ngũ bác sĩ giỏi. Phương pháp này có thể tiềm ẩn các rủi ro như suy gan cấp tính, nhiễm trùng, gây buồn nôn, nôn liên tục, viêm phổi,…
Ghép tủy có được bảo hiểm nhân thọ chi trả không?
Ghép tủy không nằm trong danh sách các bệnh loại trừ trong bảo hiểm nhân thọ nên có thể được chi trả chi phí điều trị (tùy theo quy định của mỗi công ty). Để rõ nhất hơn, bạn nên liên hệ nơi tham gia bảo hiểm để được tư vấn chi tiết.
Ghép tủy sống được bao lâu?
Ghép tủy có thể kéo dài thời gian sống của bệnh nhân ung thư. Cụ thể, sau ghép tủy, 60% bệnh nhân ung thư máu sống trên 5 năm.
Trên đây là những thông tin giải đáp băn khoăn ghép tủy có được bảo hiểm không và cung cấp một số thông tin liên quan khác. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với những ai đang quan tâm đến phương pháp ghép tủy.