Ngôi nhà là mơ ước của nhiều người, tuy nhiên để có một căn nhà trong thành phố không phải là điều dễ dàng, đặc biệt là đối với những người có thu nhập không cao. Do đó, hiện nay nhiều người lựa chọn giải pháp vay mua nhà tại các ngân hàng với hình thức gói vay vốn, vay trả góp,… với mức lãi suất đa dạng, hạn mức vay hấp dẫn, thời gian vay dài. Tuy nhiên, không phải vay ngân hàng mua nhà lúc nào cũng có hiệu quả và đôi khi cả người vay, ngân hàng đều có thể bị thiệt hại. Trong bài viết sau sẽ chia sẻ đến bạn những kinh nghiệm vay tiền mua nhà hữu ích.
1. Có nên vay tiền ngân hàng mua nhà?
Vay ngân hàng mua nhà là hình thức vay vốn giúp bạn sở hữu ngôi nhà mơ ước dù chưa tích góp đủ số tiền cần thiết. Hiện nay, các ngân hàng đưa ra nhiều gói cho vay mua nhà hấp dẫn, lãi suất tốt cùng thời hạn trả góp lâu dài. Dưới đây là một số lợi ích khi vay vốn mua nhà:
- Chọn lựa hình thức vay mua nhà ngân hàng giúp nhiều gia đình thực hiện được ước mơ sở hữu ngôi nhà mơ ước dễ dàng hơn.
- Cơ hội sở hữu căn hộ ngay cả khi chưa có đủ năng lực tài chính chi trả cho toàn bộ giá trị căn nhà.
- Chọn được căn hộ ưng ý với các khoản vay hấp dẫn, đồng thời có nhiều dự án cho vay nhiều ưu đãi.
- Có thể chọn nhiều gói vay trả ngắn hạn hoặc dài hơn, mức lãi suất phù hợp.
- Người vay có thể sử dụng chính căn nhà muốn mua để làm tài sản đảm bảo khi vay vốn.
- An tâm về mặt pháp lý khi ký hợp vay vốn cùng ngân hàng, bởi trước khi ký kết, ngân hàng đã thẩm định về tính pháp lý của căn nhà như hồ sơ, giấy tờ, quyền sở hữu,…
Bên cạnh những lợi ích, việc vay ngân hàng mua nhà cũng mang đến một số rủi ro như:
- Nhiều dự án không đảm bảo tính khả thi cao, có khả năng trì hoãn khiến người mua nhà không thể nhận căn hộ như dự định.
- Mức lãi suất có thể thay đổi thất thường, dẫn đến tình trạng người mua căn hộ gặp lúng túng khi chi trả. Bên ngân hàng không có đủ năng lực kiểm soát lãi suất, vô tình tạo ra các căn bẫy lãi suất cho người đi vay.
- Thủ tục xin vay căn hộ rườm rà, tốn kém nhiều thời gian chứng minh năng lực hoàn trả, giấy tờ thỏa điều kiện yêu cầu và khả năng được chấp thuận bởi ngân hàng không cao. Có thể phải chi trả cho phí trả nợ trước hạn nếu thời hạn trả nợ không đúng thời điểm.
Từ những nội dung trên có thể thấy việc nên hay không nên vay vốn mua nhà tại các ngân hàng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó phải kể đến như nhu cầu nhà ở, mục tiêu tương lai của gia đình, điều kiện tài chính của người vay, mức lãi suất, thời hạn thanh toán,…
2. Hạn chế rủi ro khi vay ngân hàng mua nhà
Việc vay mua nhà ngân hàng có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro, tuy nhiên trên thực tế đây là một kế hoạch hoàn toàn có thể thực hiện. Điều quan trọng nhất chính là bạn cần xem xét thật kỹ trước khi quyết định vay vốn. Nhiều người mua nhà khi trong tay chỉ có khoảng 20 – 30% số tiền và vay ngân hàng 70 – 80% giá trị căn nhà nhưng đây không phải là một bước đi lý tưởng.
Theo các chuyên gia tài chính thì bạn chỉ nên cân nhắc vay vốn mua nhà khi có tới 30 – 40% giá trị căn nhà trong tay để đảm bảo vẫn còn đủ tiền cho sinh hoạt sau khi đã trả góp cho ngân hàng. Một khi vay quá 50% giá trị căn nhà thì thu nhập của người vay cần phải mạnh, tổng chi phí trả lãi cho ngân hàng không được chiếm quá 40% tổng thu nhập. Có như vậy thì mới không rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan như đã nhắc ở trên.
Khi vay vốn bạn cũng nên tìm hiểu cẩn thận các điều khoản cho vay cũng như có kế hoạch sẵn sàng nếu lãi suất biến động mạnh trên thị trường để có thể ứng phó kịp thời. Nếu có điều kiện thì bạn có thể tranh thủ cho thuê căn nhà để kiếm thêm thu nhập trong thời gian trả lãi cho ngân hàng. Như vậy sẽ không phải chịu quá nhiều áp lực về lãi suất.
>> Bài viết liên quan: Kinh nghiệm vay tiền mua nhà ít rủi ro nhất dành cho bạn
3. Các hình thức vay mua nhà bạn nên biết
Dưới đây là tổng hợp hình thức vay mua nhà tại ngân hàng phổ biến giúp bạn lựa chọn được hình thức phù hợp với điều kiện của mình:
3.1 Vay ngân hàng mua nhà trả góp
Mua nhà trả góp là một trong các hình thức vay ngân hàng mua nhà được nhiều người quan tâm. Bởi hình thức này giúp bạn sở hữu căn nhà mơ ước chỉ với số tiền ban đầu khá khiêm tốn. Theo đó, vay mua nhà trả góp là hình thức người vay chỉ cần thanh toán trước 20 – 30% giá trị của căn nhà, số tiền còn lại sẽ được ngân hàng cho vay. Số tiền đó sẽ được trả góp hàng tháng với mức lãi suất cam kết.
3.2 Vay thế chấp mua nhà
Vay mua nhà bằng hình thức vay thế chấp là hình thức người vay sử dụng tài sản để đảm bảo khoản vay, trong đó người vay cần đảm bảo quyền chủ sở hữu đối với tài sản được sử dụng để thế chấp. Sau khi được chấp nhận vay thế chấp, ngân hàng sẽ giữ hồ sơ, giấy tờ của tài sản đó. Mỗi ngân hàng sẽ có điều kiện vay khác nhau đối với tài sản thế chấp, hạn mức vay cũng như lãi suất cũng có sự chênh lệch.
>> Tham khảo: Hướng dẫn cách tính lãi vay mua nhà chi tiết
3.3 Vay tín chấp mua nhà
Hình thức vay mua nhà tín chấp dựa trên mức độ uy tín của người vay, theo đó ngân hàng đánh giá độ tín nhiệm thông qua việc làm, thu nhập hàng tháng, địa chỉ và lịch sử tín dụng. Các thủ tục vay tín chấp tương đối đơn giản, khi người vay chứng minh được khả năng trả nợ thì có thể được vay đến hàng trăm triệu đồng và được giải ngân nhanh chóng chỉ sau vài ngày.
3.4 Vay thấu chi mua nhà
Khi người vay có nhu cầu sử dụng tiền vượt quá số dư trong tài khoản thanh toán thì có thể lựa chọn hình thức vay thấu chi mua nhà. Hạn mức của hình thức này thường gấp 5 lần thu nhập hàng tháng đi vay, do đó đây không phải là hình thức vay mua nhà lý tưởng mà bạn nên lựa chọn.
4. Quy trình, thủ tục vay ngân hàng mua nhà chi tiết
Cùng tìm hiểu các quy trình và thủ tục vay mua nhà ngân hàng dưới đây nhằm giúp hồ sơ của bạn được xét duyệt thuận lợi, giải ngân nhanh chóng:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cần thiết
– Hồ sơ nhân thân:
- CMND/CCCD hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.
- Hộ khẩu hoặc KT3.
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: đã kết hôn, chưa kết hôn.
– Hồ sơ chứng minh mục đích vay mua nhà:
- Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của từng ngân hàng).
- Hợp đồng đặt cọc/mua bán nhà.
- Chứng từ nộp tiền các lần đã thanh toán vốn tự có.
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn nhà định mua và hợp đồng mua bán.
– Hồ sơ thu nhập trả nợ, tùy điều kiện tài chính của bản thân, người vay chuẩn bị giấy chứng minh tài chính sau:
- Nguồn thu nhập từ lượng, phụ cấp và các khoản tương đương: Hợp đồng lao động, sao kê bảng lương (giấy chứng nhận bảng lương của công ty), bảng thanh toán tiền lương có đóng dấu,…
- Nguồn thu nhập từ cho thuê tài sản: Hợp đồng cho thuê tài sản/chứng từ nhận tiền thuê 3 kỳ gần nhất, giấy tờ pháp lý tài sản cho thuê,…
- Nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh: Giấy đăng ký kinh doanh hộ cá thể/doanh nghiệp, báo cáo tài chính, báo cáo doanh thu 2 quý gần nhất,…
Bước 2: Thẩm định hồ sơ, định giá tài sản
– Sau khi người vay chuẩn bị hồ sơ theo đúng yêu cầu của ngân hàng, tiếp đến, nhân viên ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ, tài sản theo dựa trên hình thức vay mua nhà bạn lựa chọn. Thông thường, quy trình thẩm định, định giá bao gồm:
- Kiểm tra lịch sử tín dụng và điểm tín dụng.
- Thẩm định qua trao đổi điện thoại.
- Thẩm định thực tế nơi cư trú, nơi làm việc/kinh doanh và đi thực địa để định giá tài sản thế chấp.
– Trong quá trình thẩm định, việc định giá tài sản cũng được diễn ra đồng thời hoặc sau khi có quyết định cho vay. Bộ phận định giá có thể thuộc ngân hàng hoặc đơn vị độc lập theo chính sách hoạt động của ngân hàng cho vay.
Bước 3: Đưa ra quyết định vay và giải ngân
– Hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện vay, ngân hàng ra thông báo chấp hành cấp tín dụng và tiến hành thủ tục liên quan đến giải ngân khoản vay. Trong bước này sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
- Trường hợp 1: Đã hoàn thành thủ tục sang tên nhà đất. Nghĩa là các bên ký hợp đồng thế chấp công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (văn phòng đăng ký đất đai quận/huyện, hoặc tỉnh/thành phố). Ngân hàng giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu (sổ đỏ, sổ hồng…) trước khi giải ngân.
- Trường hợp 2: Chưa hoàn thành thủ tục sang tên nhà đất. Người vay, bên chủ bất động sản và ngân hàng ký thỏa thuận ba bên về việc giải ngân phong tỏa đối với khoản tiền giải ngân cho bên mua. Sau khi ký kết hợp đồng tín dụng, ngân hàng giải ngân khoản vay vào sổ tiết kiệm/tài khoản tạm khóa đứng tên bên bán và phong tỏa toàn bộ số tiền này trong quá trình hai bên thực hiện thủ tục sang tên theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Giám sát tín dụng và thanh lý hợp đồng
– Trong suốt thời gian hợp đồng vay mua nhà, nhân viên tín dụng ngân hàng sẽ thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng khoản vay của khách hàng có đúng mục đích, đồng thời đảm bảo khách hàng vẫn đủ khả năng trả nợ.
5. Kinh nghiệm vay tiền mua nhà
Xem xét và chọn lựa kỹ lưỡng dự án căn hộ phù hợp trước khi quyết định vay ngân hàng mua nhà luôn là một trong những việc làm quan trọng. Bên cạnh đó, người vay có thể “bỏ túi” một số kinh nghiệm vay tiền mua nhà ngân hàng có lợi, ít rủi ro sau:
- Đảm bảo có một khoản tiền tiết kiệm có giá trị ít nhất 30% tài sản. Thuận lợi hơn nên có khoản tích lũy tương đương với 50% giá trị căn nhà và chi trả 50% còn lại trong thời gian thỏa thuận.
- Biết tự đánh giá khả năng thanh toán của cá nhân trước khi đưa ra quyết định vay mua nhà. Khả năng thanh toán dựa trên 3 yếu tố: Khả năng tài chính cá nhân, khả năng tài chính hỗ trợ và khả năng trả nợ.
- Nắm rõ cách tính lãi suất vay mua nhà, nguyên tắc, thỏa thuận khi đi vay. Vì, đa số các ngân hàng chào mức lãi suất 7,5 – 8% nhưng chỉ trong 6 – 12 tháng đầu tiên, từ tháng thứ 13 nhiều ngân hàng áp dụng tăng mức lãi suất theo nguyên tắc lãi suất thả nổi, gây nhiều bất ngờ cho người đi vay.
- Có những chính sách chủ động đối phó với lãi suất thả nổi. Ví dụ như: lãi suất thả nổi có thể ước tính tăng đến 30%, cộng thêm các chi phí đột biến bất ngờ, khi trừ các khoản chi tiêu thì đảm bảo còn 15% số tiền trả ngân hàng.
- Luôn biết duy trì nguồn thu nhập ổn định cho mình nhằm tạo cơ sở tài chính vững chắc, đảm bảo luôn có đủ khả năng chi trả.
- Chọn lựa bất động sản phù hợp với khả năng chi trả càng sớm càng tốt, không nên tham vọng chọn lựa những bất động sản quá sức với khả năng tài chính hiện tại.
- Nắm bắt cụ thể, rõ ràng mọi thông tin về dự án bất động sản đang quan tâm. Đảm bảo dự án thỏa mãn được tiêu chí giá cả, vị trí địa lý, lãi suất, điều kiện thanh toán, thời gian đáo hạn, thời gian bàn giao nhà, dịch vụ khuyến mãi kèm theo như hỗ trợ vay vốn, tăng phần trăm chiết khấu, tặng các gói nội thất…
- Lưu ý đến thời gian vay, thời gian đáo hạn, tính toán chia đều chi phí để đảm bảo trả đúng số nợ cho ngân hàng theo định kỳ.
- Đọc kỹ hợp đồng trước khi ký kết với hai bên là chủ bất động sản và ngân hàng, nhằm đảm bảo lợi ích của bản thân.
- Khi hoàn thành nghĩa vụ với khoản vay, người vay cần giải chấp đúng quy định để đảm bảo quyền sở hữu tài sản. Theo đó, bạn cần thực hiện các thủ tục giải chấp đúng quy định kèm xác nhận của cơ quan có thẩm quyền và ngân hàng cho vay.
Vay mua nhà ngân hàng hiện nay không còn là giải pháp quá xa lạ với quá nhiều người, tuy nhiên nếu không tìm hiểu kỹ trước, người vay có thể gặp phải nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến tài chính của bản thân. Hy vọng với bài viết trên, bạn đã có thêm thông tin chuẩn bị cho quá trình vay vốn của mình một cách tốt nhất.