Thị trường thịt lợn trong nước chịu sức ép từ nhiều phía

Tác giả: admin

Thị trường thịt lợn trong nước

Những rủi ro từ dịch bệnh và áp lực cạnh tranh từ các Hiệp định thương mại tự do, khiến ngành chăn nuôi chịu nhiều sức ép, theo đó thị trường thịt lợn sạch trong nước gặp không ít biến đổi.

Thịt lợn trong nước chịu áp lực từ đâu?

Hiện ngành chăn nuôi đang phải chịu tác động lớn bởi Dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm và lan rộng trên cả nước, gây nhiều thiệt hại. Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), bệnh Dịch tả lợn châu Phi khiến cả nước phải tiêu hủy hơn 5,9 triệu con, chiếm 9% tổng đàn lợn cả nước. 

Thị trường thịt lợn trong nước

Nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chưa có điều kiện tái đàn, đồng thời hạn chế trong việc tiếp cận nguồn giống an toàn. Chưa có vắc xin phòng bệnh, thời tiết bất thường, chi phí chăn nuôi an toàn sinh học, cải tạo hệ thống chuồng trại, thay đổi quy trình chăn nuôi… – đó là những lý do khiến nhiều nông hộ chăn nuôi gặp nhiều khó khăn.

Mặt khác, không chỉ gặp rủi ro từ dịch bệnh thời gian tới, khi tiếp tục thực hiện các cam kết giảm thuế quan, xu hướng nhập khẩu các mặt hàng chăn nuôi tăng, tạo ra áp lực cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam ngay trên sân nhà.

Theo Hiệp định thương mại tự do (EVFTA), thuế nhập khẩu thịt heo đông lạnh từ 22,5% sẽ về 0% sau 7 năm, thuế nhập khẩu heo tươi sống từ 37,5% sẽ về 0% sau 9 năm. 

Theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), thuế nhập khẩu đối với thịt đông lạnh là 15% về 0% sau 8 năm, thuế nhập khẩu thịt heo đông lạnh từ 22,5% sẽ về 0% sau 7 năm.

Các loại thịt nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu là thịt cốt lết, thịt cắt miếng, chân giò, móng giò, xương… từ các nước châu Âu.

Cơ hội cho ngành chăn nuôi trong nước

Ông Trần Công Thắng – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) cho rằng đây là thời điểm thích hợp để tái cơ cấu ngành chăn nuôi.

Thị trường thịt lợn trong nước

Về phía chính sách của Nhà nước nên ưu tiên hỗ trợ các địa phương chuyển đổi sản xuất sang ngành nghề khác hoặc phát triển chăn nuôi gia cầm, gia súc ăn cỏ, nhằm đảm bảo nguồn cung thịt trong nước.

Về phía doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược thị trường rõ ràng, nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, người chăn nuôi cũng cần liên kết thành tổ hợp tác, hợp tác xã, chủ động nắm bắt thông tin nhu cầu thị trường kịp thời.

Nuôi lợn công nghệ cao

Hiện tại, mô hình chăn nuôi khép kín hiện đại 3F (từ trang trại đến bàn ăn) được một số doanh nghiệp chăn nuôi hàng đầu Việt Nam áp dụng, trong đó có Masan.

Hiện trại nuôi lợn sạch theo công nghệ cao của Masan đảm bảo các điều kiện: trại nuôi độc lập với bên ngoài, quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng đạt tiêu chuẩn Global GAP, trang bị nhiều công nghệ hiện đại.

Trước nguy cơ thiếu thịt heo sạch và bị thịt nhập khẩu tấn công, Masan đã tiến hành nhân rộng mô hình chăn nuôi kiểu mẫu kỹ thuật cao ở Nghệ An. Mô hình này góp phần giúp nông dân tháo gỡ khó khăn, cung cấp sản phẩm thịt tươi sạch cho người tiêu dùng Việt Nam.

Tháng 12/2018, Masan ra mắt thương hiệu thịt mát MEAT Deli được sản xuất theo tiêu chuẩn BRC – tiêu chuẩn hàng đầu thế giới về an toàn thực phẩm. Masan đã áp dụng hệ thống kiểm soát “3 tuyến kiểm dịch” theo hướng dẫn của bộ NN-PTNT và Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế để đảm bảo an toàn cho miếng thịt. Sản phẩm được bảo quản ở nhiệt độ 0 – 4 độ C với công nghệ đóng gói Oxy Fresh 9, đảm bảo giữ trọn dưỡng chất cùng độ ngon tối ưu lên đến 9 ngày.

Thị trường thịt lợn trong nước

Hiện sản phẩm đã có mặt trên 50 cửa hàng thịt sạch, đại lý phân phối Meat Deli, hệ thống VinMart, Co.opXtra tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành trong nước.