[Hỏi – Đáp] Lấy cao răng có được bảo hiểm y tế không?

Tác giả: huongdang

lấy cao răng có thanh toán bảo hiểm y tế không

Bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm có phạm vi bảo vệ rộng và chi trả cho nhiều chi phí y tế, bao gồm cả điều trị nha khoa. Điều này khiến nhiều bạn thắc mắc việc thực hiện thủ thuật nha khoa thông thường như lấy cao răng có được bảo hiểm y tế không? Để giải đáp câu hỏi này, mời bạn cùng tham khảo thông tin trong bài viết sau.

1. Lấy cao răng – Những điều bạn nên biết

Dưới đây là những thông tin hữu ích về lấy cao vôi răng bạn cần nắm:

1.1 Lấy cao răng là gì?

Cao răng là các vụn thức ăn thừa, mảng bám lâu ngày ở kẽ răng, xuất hiện ở vị trí dưới nướu hoặc xung quanh cổ chân răng. Cao răng có màu vàng nhạt hoặc trắng đục.

Lấy cao răng hay cạo vôi răng là quy trình vệ sinh sạch các vôi răng, mảng bám lâu ngày trên nướu bằng cách dùng thiết bị có độ rung sóng siêu âm để khiến chúng rớt ra. Nếu không cạo vôi định kỹ có thể gây ra các bệnh viêm nướu răng, từ đó phát triển thành viêm nha chu, lung lay răng và gây rụng răng.

1.2 Lấy cao răng có lợi hay hại?

Lấy cao răng định kỳ 1 – 2 lần/năm có nhiều lợi ích như:

  • Giảm nguy cơ bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, men răng mòn, tụt lợi,…
  • Cạo cao răng giúp cải thiện thẩm mỹ răng, răng sáng bóng và đẹp mắt hơn.
  • Ngừa bệnh do cao răng gây nên như bệnh viêm họng, bệnh tim mạch, bệnh viêm amidan,…
  • Khắc phục tình trạng miệng bị hôi và giúp hơi thở luôn thơm tho.
  • Bảo vệ xương hàm và răng chắc khỏe.

Bên cạnh các lợi ích tốt với sức khỏe răng miệng, cạo vôi răng còn đảm bảo an toàn cho mô nướu và bề mặt men răng, nhờ sử dụng máy rung siêu âm. Do đó, bạn có thể yên tâm thực hiện cao vôi răng định kỳ.

lấy cao răng có được bảo hiểm y tế không

Lấy cao răng là một kỹ thuật nha khoa giúp làm sạch mảng bám, vôi răng.

2. Lấy cao răng có được bảo hiểm y tế không?

Theo điều 21 của Luật BHYT năm 2014, Bảo hiểm y tế sẽ chi trả cho bệnh nhân điều trị các bệnh lý răng miệng có chỉ định của bác sĩ. Điều này đồng nghĩa với việc, lấy cao răng có được sử dụng bảo hiểm y tế hay không còn phụ thuộc vào tình trạng răng của bạn. Cụ thể:

  • Nếu cao răng là nguyên nhân gây viêm nướu, chảy máu chân răng, tụt lợi, áp xe răng,… thì bác sĩ sẽ chỉ định lấy cao răng và sẽ được hưởng BHYT.
  • Nếu bạn tự nguyện đi lấy cao răng định kỳ thì sẽ không được BHYT chi trả.

3. Mức hưởng BHYT trong trường hợp lấy cao răng

Trong trường hợp cạo vôi răng được BHYT chi trả, mức hưởng sẽ như sau:

3.1 Mức hưởng BHYT đúng tuyến

Khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 quy định, người tham gia BHYT khi đi KCB đúng tuyến sẽ được quỹ BHYT thanh toán chi phí như sau:

  • 100% chi phí KCB nếu là bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 6 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở…
  • 95% chi phí khám, chữa bệnh nếu là người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình cận nghèo…
  • 80% chi phí khám, chữa bệnh nếu là đối tượng khác.

3.2 Mức hưởng BHYT trái tuyến

Theo khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung 2014 trường hợp người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh trái tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo tỷ lệ sau:

  • Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú.
  • Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước.
  • Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám chữa bệnh.

Giá lấy vôi răng sau khi trừ bảo hiểm y tế còn bao nhiêu tiền? Một số trường hợp cụ thể khi lấy cao răng nếu có BHYT sẽ không cần trả tiền hoặc chỉ cần trả khoản phí từ 60.000 – 240.000 đồng/lần.

lấy cao răng có bảo hiểm y tế không

Bảo hiểm y tế cạo vôi răng hỗ trợ thanh toán chi phí cho trường hợp cạo vôi để điều trị bệnh lý.

4. Một số thắc mắc thường gặp

Dưới đây là một số giải đáp thắc mắc thường gặp, bạn hãy tham khảo để có thêm kiến thức hữu ích:

4.1 Để được BHYT hỗ trợ chi phí cạo vôi răng cần chuẩn bị các giấy tờ gì?

Để được hưởng BHYT, người tham gia khi cạo vôi răng phải chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Thẻ bảo hiểm y tế, giấy chứng minh nhân thân theo quy định (bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu).
  • Giấy ra viện, phiếu khám bệnh hoặc sổ khám bệnh của lần KCB đề nghị thanh toán (bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu).
  • Hóa đơn và các chứng từ có liên quan.

4.2 Chi phí cạo vôi răng bao nhiêu?

Giá cạo vôi răng hiện nay dao động từ 150.000 – 200.000 đồng/ca. Thông thường các dịch vụ bảo hiểm sẽ chi trả từ 40 – 100% cho các dịch vụ cạo vôi răng. Nếu thực hiện tại phòng khám răng miệng nên yêu cầu xuất hóa đơn đỏ để thanh toán lại với các dịch vụ BHYT.

Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn giải đáp thắc mắc lấy cao răng có được bảo hiểm y tế không. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên, nếu cạo vôi răng để điều trị bệnh lý răng miệng bạn nên yêu cầu phòng khám xuất hóa đơn để để được quỹ BHYT hỗ trợ thanh toán nhé!