Lập kế hoạch kinh doanh (Business Plan) là một điều hết sức quan trọng mà mọi chủ doanh nghiệp cần thực hiện. Bởi lẽ, sở hữu một kế hoạch kinh doanh chỉn chu, chi tiết giúp doanh nghiệp hiểu rõ thị trường và khách hàng mục tiêu. Từ đó, có định hướng bán hàng và quảng bá sản phẩm đúng đắn, nhanh thu hồi vốn cũng như khẳng định vị trí thương hiệu.
Sau đây là 9 bước cơ bản khi xây dựng một kế hoạch kinh doanh hiệu quả mà bạn cần biết:
1. Xây dựng ý tưởng kinh doanh độc đáo, mới lạ
Ý tưởng là nền tảng, là cơ sở giúp bạn định hướng hoạt động kinh doanh. Do đó, bạn cần lựa chọn và xây dựng một ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo, mới mẻ nhằm thu hút sự tò mò của khách hàng. Hoặc, bạn có thể tham khảo những ý tưởng của các doanh nghiệp thành công, tuy nhiên, không quên thể hiện “chất riêng” của mình.
> Xem thêm: TOP 15+ ý tưởng kinh doanh độc lạ, dễ thành công.
Lựa chọn ý tưởng khởi nghiệp thông minh tạo nên lợi thế và hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
2. Xác định mục tiêu kinh doanh
Sau khi xây dựng ý tưởng, bạn cần bắt tay vào đặt mục tiêu kinh doanh. Cụ thể, mục tiêu kinh doanh (Business Objective) chính là các mục tiêu thương hiệu đề ra trong một khoảng thời gian nhất định và hướng đến mục đích chung của công ty. Qua đó, giúp người quản lý đánh giá tỷ lệ thành công của một chính sách hay chiến lược nào đó và có hướng điều chỉnh thích hợp trong tương lai.
Theo đó, một mục tiêu kinh doanh thành công cần đáp ứng những tiêu chí cơ bản như tính cụ thể, có thể đo lường được, có thể thực hiện được và phải phù hợp với điều kiện thực tế.
3. Nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng
Trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh, công đoạn nghiên cứu thị trường là một bước không thể bỏ qua. Nghiên cứu thị trường (Market Research) bắt đầu từ việc thu thập và tổng hợp thông tin của các yếu tố liên quan đến hoạt động kinh doanh như khách hàng, sản phẩm, đối thủ… Từ đó, nhận định mức độ thành công và giảm thiểu rủi ro của ý tưởng và chiến lược bán hàng. Đồng thời, biết điểm mạnh của đối thủ để học hỏi và điểm yếu của họ để rút kinh nghiệm.
> Xem thêm: Top 12+ mặt hàng kinh doanh online “1 vốn 4 lời”
Nghiên cứu thị trường nghiêm túc giúp doanh nghiệp gia tăng tỷ lệ thành công và hạn chế rủi ro khi thực thi kế hoạch kinh doanh.
4. Thiết lập biểu đồ SWOT
SWOT là ma trận phân tích yếu tố kinh doanh hữu ích, được nhiều doanh nghiệp trên thế giới áp dụng. Cụ thể, SWOT viết tắt của 4 từ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức).
Biểu đồ SWOT giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định chính xác cho các mục tiêu tiếp theo, đánh giá tính khả thi của chúng và dễ dàng loại bỏ rủi ro. Nhờ đó, gia tăng tỷ lệ thành công và đem lại doanh thu ổn định cho doanh nghiệp.
5. Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh
Sự thành công của một kế hoạch kinh doanh còn phụ thuộc vào yếu tố tổ chức. Một cơ cấu doanh nghiệp rõ ràng, minh bạch sẽ tạo ra hiệu suất công việc tốt nhất. Ngược lại, một cơ sở doanh nghiệp nhưng nhân viên không có chuyên môn, không biết mình cần làm gì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và hiệu suất công việc, thậm chí là thua lỗ nặng nề và phá sản.
Một số mô hình tổ chức kinh doanh thông dụng cho bạn tham khảo như tổ chức phân quyền, cơ cấu theo chức năng, quản lý phi tập trung…
6. Lựa chọn và lên kế hoạch Marketing
Là một thương hiệu mới, bạn phải cần đến Marketing để quảng bá sản phẩm đến nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Tuy nhiên, không phải phương thức Marketing nào cũng phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp của bạn. Vì thế, bạn nên tìm hiểu kỹ càng và chọn lựa một vài hình thức Marketing đáp ứng tốt nhất mong muốn của mình. Sau đó, đưa chúng vào thực nghiệm để đánh giá hiệu quả trước khi áp dụng vào thực tế.
7. Lập kế hoạch quản lý nhân sự cẩn thận
Quản lý nhân sự đúng cách đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như giúp công ty đạt được mục tiêu nhanh chóng, thấu hiểu nhu cầu nhân viên, xây dựng chiến lược đào tạo và bồi dưỡng thích hợp, giảm thiểu lãng phí nhân sự… Chính vì vậy, doanh nghiệp có quy mô càng lớn cần tập trung xây dựng kế hoạch quản trị nguồn nhân lực càng nhiều.
Quản lý nhân sự tối ưu giúp chủ doanh nghiệp tận dụng tối đa nguồn lực, đem lại nguồn thu cao nhất.
8. Có kế hoạch quản lý tài chính chuyên nghiệp
Quản lý chi tiêu là một bước không thể thiếu trong việc lập kế hoạch kinh doanh. Bởi, quản lý kinh tế sát sao tạo điều kiện cho bạn hiểu rõ hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chẳng hạn, người quản lý biết cần chuẩn bị bao nhiêu vốn và chi tiêu cho việc gì. Nhờ thế, chủ doanh nghiệp có cách điều chỉnh và thay thế chiến lược kinh doanh cho phù hợp nhất với điều kiện tài chính.
9. Thực thi kế hoạch kinh doanh
Sau khi điều chỉnh và kiểm tra kế hoạch cẩn thận, đã đến lúc bạn hiện thực hóa mọi dự tính của mình. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quên dự trù một số kế hoạch khác để “phòng hờ” các tình huống phát sinh không mong muốn, làm gián đoạn quá trình kinh doanh.
Trên đây là kinh nghiệm lập kế hoạch kinh doanh đơn giản, thành công cho các bạn lần đầu khởi nghiệp. Bên cạnh đó, để tối ưu hóa hoạt động, bạn nên cân nhắc sử dụng một phần mềm quản trị kinh doanh chuyên nghiệp.
Hiện nay, trên thị trường, có hơn 50.000+ doanh nghiệp Việt tin dùng bộ giải pháp hỗ trợ quản lý bán hàng đa kênh Haravan OmniChannel. Bởi:
- Đồng bộ tất cả thông tin sản phẩm như tên, số lượng, giá bán, vị trí kho… từ hệ thống lên tất cả các kênh bán đang hoạt động, giúp người quản lý tiết kiệm thời gian và công sức quản lý hàng hóa.
- Quy trình tiếp nhận, xử lý và theo dõi tình trạng đơn hàng nhanh chóng, chuẩn xác. Nhờ đó, hạn chế tình trạng thiếu sót và thất thoát đơn hàng.
- Dễ dàng quản lý và đánh giá hiệu suất làm việc của nhân sự dựa vào hệ thống báo cáo chỉn chu, đầy đủ.
- Tự động thu thập, lưu trữ và phân loại thông tin khách hàng trên mọi kênh bán của doanh nghiệp. Qua đó, người quản lý có chiến lược chăm sóc khách hàng thích hợp, nhằm gia tăng doanh thu và tỷ lệ mua hàng trở lại.
Nền tảng Omnichannel Haravan hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng đa kênh dễ dàng, hiệu quả.