Vay vốn kinh doanh tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng, định chế…. chính là một trong những giải pháp được quan tâm nhiều nhất, giúp cho một cá nhân có dự định khởi nghiệp nhưng chưa đủ năng lực nguồn vốn để tự thân kinh doanh. Hình thức vay vốn kinh doanh giúp cá nhân người đi vay nhận được một khoản tiền lớn, có ích cho hoạt động kinh doanh sắp tới và có thể hoàn trả kèm theo mức lãi phù hợp trong một khoảng thời gian nhất định. Để có thể hiểu rõ hơn về những đặc điểm của hình thức vay vốn kinh doanh, mời bạn đọc cùng tham khảo thêm.
- Vay tiền không thế chấp – rủi ro cho người vay hay người cho vay?
- Vay vốn sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội
1. Vay vốn kinh doanh là gì?
Vay vốn kinh doanh là hình thức vay vốn nhằm mục đích hỗ trợ nguồn vốn cho một hoạt động, kế hoạch kinh doanh sắp tới. Việc tích cóp một số tiền lớn để bắt đầu kinh doanh thường khá hạn chế về mặt thời gian, bù lại vay vốn kinh doanh lại giúp người vay nhanh chóng có thêm nguồn vốn hữu ích để bắt tay ngay vào kế hoạch kinh doanh đã định. Sau một thời gian, người đi vay có thể tích lũy nguồn lãi thu nhập và hoàn trả dần khoản đã vay kèm theo mức lãi suất phù hợp được đề ra bởi bên ngân hàng.
Tuy theo ngân hàng, tổ chức tín dụng… mà các điều kiện vay vốn kinh doanh cũng sẽ khác nhau. Thông thường 2 hình thức vay vốn kinh doanh thường gặp là vay món và vay hạn mức, phục vụ cho nhu cầu kinh doanh lâu dài, ổn định và cần vay vốn thường xuyên để hỗ trợ đầu tư mở rộng phạm vi, địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị…
Khi được chấp thuận hồ sơ vay vốn kinh doanh thành công, bên phía ngân hàng sẽ giải ngân theo hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản, 1 lần hoặc nhiều lần cho đến khi người vay nhận đủ khoản vay. Từ khi nhận tiền, thời gian tính lãi suất bắt đầu và cá nhân người vay cần hoàn trả tiền kèm theo tiền lãi tương ứng theo thời điểm được quy định, gọi là đáo hạn. Việc chi trả có thể thực hiện dần dần trong một khoảng thời gian từ vài tháng cho đến vài năm (1-2 năm), hoặc có thể trả 1 lần.
Bên cạnh đó, để vay vốn kinh doanh thành công, người vay cũng cần đưa ra tài sản, vật giá trị thế chấp
2. Đặc điểm các loại vay vốn kinh doanh
Cùng tìm hiểu về 2 hình thức vay vốn kinh doanh là: vay hạn mức và vay món.
– Vay hạn mức
Khi vay, người vay sẽ được cung cấp cho một hạn mức nhất định trong 1 khoảng thời gian để hoàn trả lại đúng thời hạn cho ngân hàng. Khoản vay này sẽ giúp khách hàng có thể bổ sung nguồn vốn đã có, bổ sung nguồn vốn lưu động để có thể thực hiện những hoạt động kinh doanh cần thiết như lập hợp đồng thường mại, ký quỹ đại lý, mua hàng hóa, xoay trả nợ gốc từ trước….
Thời hạn vay thường tối đa từ 12-24 tháng, hoàn trả theo từng thời điểm với mức lãi tương ứng được đề cập trong khế ước nhận nợ.
Hình thức này tạo thuận lợi hơn cho những cơ sở kinh doanh, cá nhân đã và đang kinh doanh, chứng minh được hoạt động kinh doanh ổn định và có nguồn thu cụ thể, thể hiện được nhu cầu vay vốn để mở rộng kinh doanh. Cũng như những cá nhân ban đầu kinh doanh, trình bày được tính khả thi của dự án kinh doanh về lâu dài cho bên ngân hàng được biết.
– Vay món
Là khoản vay vốn kinh doanh được cấp theo món, thực hiện dựa trên những hợp đồng tín dụng cụ thể, giúp người vay bổ sung được nguồn vốn lưu động ngắn hạn cần thiết. Việc vay món kinh doanh đồng thời giúp bên vay hỗ trợ nâng cao cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc cần thiết, tăng cường chất lượng, mở rộng khả năng sản xuất kinh doanh dây chuyền, đầu tư, xây dựng và sữa chữa lại địa điểm kinh doanh.
Thời hạn vay và phương thức trả dựa trên từng dạng vay món:
- Vay bổ sung vốn lưu động ngăn hạn, thời hạn tối đa thường là 12 tháng. Trả lãi hàng tháng kèm theo trả gốc theo tháng, hoặc quý, 2 quý/lần hoặc mỗi cuối kì hạn quy ước riêng.
- Vay bổ sung vốn kinh doanh trả góp, đầu tư tài sản cố định, thời hạn kéo dài lên nhiều năm. Hình thức trả cũng theo tháng, quý hoặc 2 quý/lần cùng mức lãi được quy định.
3. Điều kiện vay vốn kinh doanh
Điều kiện chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà người đi vay cần nắm bắt, đảm bảo thực hiện bộ hồ sơ đi vay hoàn hảo và vay vốn kinh doanh thành công.
– Điều kiện đối với người đi vay
Về cá nhân người đi vay, cần thỏa các điều kiện sau:
- Độ tuổi khách hàng được xin vay là từ 18 cho đến 70 tuổi. Độ tuổi của người bảo lãnh khoản vay cũng phải trên 18 tuổi và nhỏ hơn 80 tuổi.
- Có mối quan hệ thân thiết, ruột thịt giữa bên bảo lãnh và bên người vay như vợ chồng, bố mẹ, anh chị em, ông bà, con dâu con rể…
- Đã thực hiện đăng kí kinh doanh, đăng kí xin giấy phép kinh doanh theo quy định của Nhà nước và có hoạt động sản xuất kinh doanh trong cùng lĩnh vực, ngành nghề tối thiểu 12 tháng tính đến thời điểm vay vốn kinh doanh.
- Cần có ít nhất 30% vốn tự có.
- Không có lịch sử nợ xấu, nợ tín dụng dài hạn tại ngân hàng trong khoảng thời gian 1-2 năm gần nhất.
– Điều kiện đối với tài sản thế chấp
- Nếu là tài sản nhà đất thì cần có sổ hồng, sổ đỏ đứng tên người vay, mặt tiền từ 2m cho nội thành, 3m cho ngoại thành. Tổng diện tích từ 20m2 trở lên.
- Đối với dạng căn hộ có sổ hồng, sổ đỏ thì diện tích căn hộ phải từ 30m2 tại nội thành, 50m2 tại ngoại thành.
- Loại đất hỗn hợp cần chứng minh thời gian sử dụng phần đất không là thổ cư sẽ lớn hơn hoặc bằng 10 năm, đường vào khu đất rộng từ 3m trở lên.
- Tài sản thế chấp là phương tiện vận tải thì cần có từ những thương hiệu nổi tiếng như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đức… cũng như đã có bảo hiểm cho phương tiện này.
- Những loại giấy tờ có giá trị như sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, hợp đồng tiền gửi, số dư tài khoản tiền gửi…
Vay vốn kinh doanh được nhận định là một trong những giải pháp cứu cánh tuyệt vời cho những cá nhân mong muốn thực hiện kế hoạch kinh doanh của bản thân, nhưng vẫn chưa đạt đủ điều kiện về nguồn vốn. Hình thức này có thể mang lại rất nhiều lợi ích hấp dẫn, nhưng cũng kèm theo những vấn đề phát sinh nếu hình thức kinh doanh không ổn định và người vay không đủ khả năng chi trả. Cần tìm hiểu kĩ càng trước khi kinh doanh, xin vay vốn cũng như dịch vụ cho vay vốn kinh doanh phù hợp nhất.
Theo taichinh.online tổng hợp