Thẻ ghi nợ nội địa mang đến cho chủ thẻ nhiều tiện ích trong việc thanh toán mua sắm hàng hóa, đồng thời giảm thiểu các rủi ro khi sử dụng tiền mặt. Hãy cùng taichinh.online tìm hiểu chi tiết về loại thẻ này trong bài viết sau.
1. Thẻ ghi nợ nội địa là gì?
Thẻ ghi nợ nội địa là loại thẻ cho phép bạn thanh toán, chuyển khoản, rút tiền,…trong phạm vi số tiền có trong tài khoản ngân hàng. Đồng thời, bạn chỉ có thể thực hiện các giao dịch trên trong lãnh thổ Việt Nam.
Thẻ ghi nợ nội địa cho phép chủ thẻ thực hiện các giao dịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
2. Ưu, nhược điểm của thẻ ghi nợ nội địa
Sau đây là một số ưu và nhược điểm của thẻ ghi nợ nội địa:
2.1 Ưu điểm
- Có thể thanh toán nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi với những nơi chấp nhận thẻ.
- Rút tiền, chuyển khoản khi cần thiết.
- An toàn, giảm rủi ro khi thanh toán bằng tiền qua mặt.
- Dễ dàng theo dõi số dư và quản lý tài khoản dịch vụ SMS Banking.
- Thanh toán trực tuyến.
- Chuyển tiền liên ngân hàng trong nước.
- Nộp tiền qua tài khoản thông qua EDC/POS tại quầy giao dịch.
2.2 Nhược điểm
- Thẻ không có tính năng thanh toán và rút tiền tại nước ngoài như thẻ ghi nợ quốc tế.
- Không được hưởng nhiều quyền lợi, ưu đãi.
3. Điểm khác biệt giữa thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ ghi nợ nội địa là gì?
Bên cạnh thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế cũng được nhiều người quan tâm. Vậy điểm khác biệt của 2 loại thẻ này là gì?
3.1 Bảng so sánh thẻ ghi nợ nội địa và quốc tế
Tiêu chí | Thẻ ghi nợ nội địa | Thẻ ghi nợ quốc tế |
Tổ chức phát hành | Ngân hàng nội địa | Ngân hàng nội địa liên kết với các tổ chức tài chính quốc tế, như VISA, MasterCard, JCB, American, Express… |
Phạm vi sử dụng | Trong nước | Trong nước và quốc tế |
Chất liệu thẻ | Đa số là thẻ từ | Đa số là thẻ chip |
Cấu tạo thẻ | – Tên và logo của ngân hàng phát hành. – Tên chủ thẻ. – Số thẻ. – Thời gian hiệu lực của thẻ. – Ô chữ ký và các thông tin khác đã được mã hóa trên thẻ. | – Tên và logo của tổ chức phát hành. – Tên chủ thẻ. – Số thẻ. – Ngày tháng hiệu lực. – Mã bảo mật CVV và các thông tin khác. |
Độ bảo mật | Trung bình | Cao |
Mức phí | Mức phí thường niên: 50.000 – 100.000 VNĐ. Phí duy trì thẻ: 20.000 – 50.000 VNĐ (Một số ngân hàng MIỄN PHÍ). | Cao hơn so với thẻ ghi nợ nội địa |
Hạn mức chuyển khoản trong ngày | 100.000.000 VNĐ/ngày. | Tùy thuộc vào chính sách và quy định của đơn vị phát hành thẻ. |
Chương trình ưu đãi | Ít | Đa dạng |
3.2 Nên dùng thẻ ghi nợ nội địa hay quốc tế?
Thẻ ghi nợ nội địa hay quốc tế đều có những ưu điểm và hạn chế khác nhau. Vì thế, tùy theo nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn loại thẻ phù hợp.
Chẳng hạn, nếu bạn ít di chuyển ra nước ngoài và muốn tiết kiệm chi phí, bạn nên chọn mở thẻ ghi nợ nội địa. Ngược lại, nếu thường xuyên đi du lịch, công tác, học tập,… ở nước ngoài, bạn nên mở thẻ ghi nợ quốc tế.
Nếu thường xuyên di chuyển ra nước ngoài, bạn nên mở thẻ ghi nợ quốc tế để thuận tiện giao dịch.
4. Tổng hợp những cách dùng thẻ ghi nợ nội địa
Sau đây là một số cách phổ biến để sử dụng thẻ ghi nợ nội địa mà bạn có thể tham khảo:
4.1 Thanh toán online
Bạn có thể sử dụng thẻ để thanh toán trên các trang thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee,… Theo đó, bạn chỉ làm theo hướng dẫn để liên kết thẻ với ví điện tử của các trang thương mại điện tử (chẳng hạn ví điện tử của Shopee là Shopee Pay) và tiến hành thực hiện các giao dịch.
4.2 Thanh toán qua máy POS
Khi sử dụng thẻ ghi nợ nội địa để thanh toán qua máy POS, bạn chỉ cần nhập mã PIN là đã có thể thanh toán một cách dễ dàng. Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra thật kỹ thông tin hoá đơn tránh để tránh sai sót.
Hiện nay hầu hết các hệ thống cửa hàng và siêu thị đều có trang bị máy POS để khách hàng thuận tiện thanh toán.
4.3 Tra cứu số dư tài khoản
Khi sở hữu thẻ ghi nợ nội địa, bạn có thể kiểm tra số dư tài khoản tại các cây ATM, phòng giao dịch/ chi nhánh ngân hàng, Internet Banking hoặc Mobile Banking.
4.4 Rút hoặc chuyển tiền
Đây đều là những chức năng cơ bản của thẻ ghi nợ nội địa. Theo đó, bạn có thể thực hiện những chức năng này tại các máy ATM hoặc trực tiếp tại phòng giao dịch/ chi nhánh của ngân hàng.
5. Hướng dẫn cách mở thẻ ghi nợ nội địa
Điều kiện và quá trình mở thẻ ghi nợ nội địa không quá phức tạp. Cụ thể;
5.1 Điều kiện mở thẻ
- Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Chủ thẻ phải đủ 18 tuổi trở lên.
- Để mở thẻ ghi nợ nội địa yêu cầu bắt buộc là bạn phải có tài khoản trong ngân hàng phát hành thẻ. Vì vậy, các ngân hàng có thể sẽ thu thêm phí tạo tài khoản, quản lý tài khoản, quản lý thẻ từ 50.000 VNĐ -100.000 VNĐ tùy chính sách từng ngân hàng.
5.2 Chi tiết các bước mở thẻ
- Bước 1: Chuẩn bị CCCD/CMND/Hộ chiếu và đi đến chi nhánh/phòng giao dịch của ngân hàng.
- Bước 2: Điền vào mẫu phiếu đăng ký mở thẻ ghi nợ nội địa.
- Bước 3: Nhân viên ngân hàng tiếp nhận phiếu đăng ký và tiến hành các thủ tục mở thẻ theo quy định.
- Bước 4: Bạn ký xác nhận và nhận giấy hẹn lấy thẻ. Tùy theo quy định của mỗi ngân hàng và nhu cầu mà bạn có thể đăng ký nhận thẻ tại nhà hoặc đến trực tiếp chi nhánh/ phòng giao dịch của ngân hàng.
6. Những lưu ý để không mất tiền oan khi dùng thẻ ghi nợ
Để tránh trường hợp mất tiền oan, bị đánh cắp thông tin thẻ, khi sử dụng bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Không đưa thẻ cho bất kỳ ai trừ nhân viên của ngân hàng được chỉ định để làm việc và giải quyết những rắc rối của bạn hoặc cho sử dụng nhờ.
- Không tiết lộ mã PIN, số thẻ cho bất kỳ ai cũng như không đặt mã PIN trùng với ngày tháng năm sinh, bản số xe, số CMND/CCCD, số điện thoại và đặc biệt không được ghi các con số này lên mặt thẻ.
- Cẩn thận trong các giao dịch thanh toán trực tuyến, nên lựa chọn các website uy tín có hỗ trợ bảo mật.
- Nên đổi mã PIN thường xuyên để đảm bảo an toàn cho tài khoản của mình
- Tránh nhập mã PIN sai 03 lần liên tiếp nếu không thẻ của bạn sẽ bị khóa
- Khi sử dụng thẻ không bẻ cong, gấp thẻ, để thẻ gần những thiết bị điện tử, từ tính mạnh vì dễ làm dữ liệu trên thẻ bị hỏng
- Tránh không làm xước băng từ màu đen ở mặt sau của thẻ.
Bạn nên bảo quản thẻ ghi nợ cẩn thận để tránh làm lộ thông tin thẻ.
7. Những câu hỏi thường gặp
Sau đây là một số câu hỏi thường gặp về thẻ ghi nợ nội địa và lời giải:
7.1 Hạn mức sử dụng thẻ ghi nợ nội địa là bao nhiêu?
Đa phần các ngân hàng thường có hạn mức sử dụng thẻ ghi nợ nội địa từ 5.000.000 VNĐ/ngày. Tuy nhiên, hạn mức này còn phụ thuộc vào quy định của mỗi ngân hàng.
7.2 Thẻ ghi nợ nội địa rút tiền được không?
Bạn có thể rút tiền mặt từ thẻ ghi nợ nội địa tại hệ thống máy ATM hoặc phòng giao dịch/ chi nhánh ngân hàng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
7.3 Thẻ ghi nợ nội địa có phải thẻ tín dụng không?
Thẻ ghi nợ nội địa không phải thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng là một hình thức vay tiền của ngân hàng để thanh toán trước. Tới kỳ hạn, chủ thẻ tín dụng có nhiệm vụ phải trả tiền lại đầy đủ cho ngân hàng,
7.4 Thẻ ghi nợ nội địa có trả góp được không?
Bạn có thể dùng thẻ ghi nợ nội địa để mua hàng trả góp với điều kiện số dư trong thẻ bằng hoặc lớn hơn số tiền trả góp hàng tháng.
Bài viết trên đây đã giải đáp thẻ ghi nợ nội địa là gì và cung cấp thêm những thông tin cần biết về loại thẻ này. Hiện nay có khá nhiều các loại thẻ ghi nợ nội địa do nhiều tổ chức tài chính, ngân hàng trong nước phát hành với những chính sách áp dụng khác nhau, do vậy để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn nên tham khảo rõ các thủ tục và tiện ích trước khi đăng ký mở thẻ.
Theo Taichinh.online tổng hợp