Phuộc/giảm xóc là linh kiện đảm nhiệm nhiệm vụ giảm chấn, giảm rung xóc cho xe máy, mang lại cảm giác êm ái nhất cho người lái trong lúc di chuyển. Vì vậy, để bảo đảm phương tiện vận hành mượt mà và an toàn, người dùng phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng phuộc định kỳ. Vậy khi nào nên thay phuộc/giảm xóc xe máy? Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
1. Khi nào nên thay phuộc (giảm xóc) xe máy?
Theo đề xuất của nhà sản xuất, khi xe máy vận hành được quãng đường từ 48.000 đến 64.000 km thì người lái cần chủ động bảo dưỡng và thay thế bộ phận giảm xóc mới để đảm bảo an toàn tối đa. Ngoài ra, nếu nhận thấy phuộc xuất hiện những dấu hiệu bất thường khác thì người sử dụng cũng cần mang phương tiện đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
Nếu phuộc/giảm xóc hỏng hóc thì xe máy không thể vận hành ổn định, êm ái.
2. Những lỗi thường gặp ở phuộc/giảm xóc xe máy
Nếu người lái không kịp thời xử lý các vấn đề bên dưới thì khả năng cao xe sẽ không vận hành trơn tru và có thể gây nguy hiểm:
2.1. Phuộc/giảm xóc bị kêu
Mỗi khi xe máy lăn bánh, bạn đều nghe thấy tiếng kêu “cót két” chói tai thì đó là một trong những dấu hiệu cảnh báo bộ phận phuộc bị hỏng hóc. Điều này có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như ống giảm xóc bị cong vênh, lò xo bị gỉ sét, bạc trước bị mòn/khô dầu hoặc ống bọc thân xi-lanh bị lệch.
2.2. Phuộc/giảm xóc chảy dầu
Không chỉ xe phát ra tiếng lộc cộc khó chịu, mà ty ben thủy lực (hay gọi là vỏ xi-lanh hay nòng xi-lanh) còn chảy dầu liên tục thì có thể bộ phận giảm xóc của phương tiện bị hở phớt.
2.3. Tay lái bị lệch
Hai ống lò xo của phuộc/giảm xóc giúp nâng đỡ toàn bộ kết cấu xe máy ở vị trí cân bằng. Ngay khi nhận thấy tay lái bị lệch sang một bên thì khả năng cao một bên lò xo đã bị đứt, gãy; hoặc pít-tông bị cong vênh.
Chỉ cần một bên giảm xóc bị đứt gãy, cong vênh thì người lái sẽ khó điều khiển xe máy đúng hướng.
2.4. Phuộc/giảm xóc bị xóc mạnh khi phanh gấp
Công dụng cơ bản của phuộc là giảm chấn, giảm xóc cho phương tiện nếu di chuyển trên địa hình không bằng phẳng. Bỗng nhiên xe bị xóc lên rất mạnh khi bạn phanh gấp thì điều này cho thấy rằng phần phuộc đang gặp vấn đề.
2.5. Có nhiều rung chấn truyền đến tay lái
Trong khi vận hành, nếu thấy xe rung động mạnh, nhiều nhất ở phần tay lái thì bạn hãy mang phương tiện đi kiểm tra bộ phận giảm xóc ngay lập tức. Bởi lẽ, khi phuộc hoạt động tốt, bánh xe sẽ tiếp xúc tối ưu với mặt đường và ít truyền rung động đến đầu xe.
Nhìn chung, những hiện tượng bất thường kể trên đều “cảnh báo” cho bạn rằng phuộc/giảm xóc của xe máy đang có vấn đề. Vì thế, bạn hãy cân nhắc thay thế phuộc/giảm xóc mới (nếu cần) để bảo đảm an toàn tối đa.
Nguyên nhân bộ phận giảm xóc bị hỏng Một số yếu tố khiến phuộc (giảm xóc) của xe máy gặp vấn đề thường gặp nhất là:
|
3. Phuộc/giảm xóc hư hỏng làm sao để khắc phục?
Nhiều người muốn tiết kiệm chi phí sửa chữa nên đã tự kiểm tra và thay phuộc/giảm xóc tại nhà. Thế nhưng, nếu không nắm rõ cấu tạo và cách tháo lắp bộ giảm xóc thì có thể ảnh hưởng không tốt đến hiệu suất vận hành của phương tiện sau này. Vậy nên, cách xử trí tốt nhất khi thấy phuộc hỏng hóc là đưa xe máy đến trung tâm bảo hành chính hãng để nhân viên kỹ thuật lành nghề hỗ trợ.
Trong trường hợp bạn sử dụng xe máy từ hãng Yamaha thì hãy đến trung tâm bảo dưỡng gần nhất để nhân viên kỹ thuật dày dặn kinh nghiệm khắc phục nhanh chóng. Không chỉ vậy, Yamaha cung cấp đa dạng các loại phuộc/giảm xóc (phù hợp với từng loại xe khác nhau) và cam kết 100% linh kiện chính hãng. Qua đó, khách hàng có thể an tâm chất lượng tương xứng giá tiền và ít phát sinh lỗi lầm không mong muốn sau sửa chữa.
Đội ngũ nhân viên chuyên môn vững vàng tại Yamaha sẽ hỗ trợ khách hàng kiểm tra, phát hiện lỗi và xử lý trong thời gian ngắn nhất.
4. Lưu ý sử dụng và bảo quản phuộc/giảm xóc xe máy đúng cách
Để tăng tuổi thọ của phuộc (giảm xóc) xe máy và bảo đảm an toàn, người lái hãy lưu lại những lưu ý quan trọng sau:
- Thay dầu, bảo dưỡng phuộc nói riêng và tổng thể xe máy định kỳ (tốt nhất là 6 tháng/lần).
- Rửa xe thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, bùn đất bám trên các linh kiện.
- Bảo đảm chỉ vận tải hàng hóa trong khoảng tải trọng cho phép, hạn chế hư hỏng phần phuộc nhún.
- Điều chỉnh tốc độ di chuyển phù hợp theo từng địa hình, nhất là không đi với tốc độ cao ở nơi nhiều vật cản, gồ ghề.
- Sử dụng đúng loại dầu động cơ của phương tiện.
Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết đã giải đáp thắc mắc khi nào nên thay phuộc/giảm xóc xe máy của bạn. Đừng quên đón đọc các nội dung tiếp theo trên website để có thêm nhiều kiến thức hữu ích khác về việc sử dụng và bảo dưỡng xe máy nhé!
Lốp xe máy là bộ phận rất dễ bị bào mòn do tiếp xúc trực tiếp với mặt đường thường xuyên. Điều khiển xe máy với một lốp xe bị mòn sẽ rất dễ gây nguy hiểm cho người lái và làm giảm hiệu suất của xe. Vì vậy việc…