Nên mua nhà hay thuê nhà? Là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay, bởi việc sở hữu một căn nhà mơ ước là điều mà ai cũng mong muốn. Tuy nhiên đâu là hướng đi phù hợp và có lợi trong tương lai? Cùng tìm kiếm lời giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tạo sao cần quan tâm đến việc nên mua nhà hay thuê nhà?
Dưới đây là một số yếu tố mà bạn nên quan tâm trước khi đưa ra quyết định nên ở nhà thuê hay mua nhà:
Tâm lý
Sở hữu căn nhà là mơ ước của nhiều người. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn, mục tiêu của cuộc sống, mỗi người đều sẽ có mối quan tâm về nhà ở khác nhau. Đơn cử như với những người không có ý định học tập, làm việc tại một địa điểm lâu dài, nhu cầu nhà ở của họ sẽ không cao.
Dòng tiền hàng tháng
Tiền dành cho việc mua nhà hàng tháng chiếm khoảng 30 – 40% thu nhập trung bình hàng tháng của người vay. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng trước khi đưa ra quyết định vay mua nhà. Nếu tài chính của bạn chưa vững, tiền lãi cần thanh toán mua nhà chiếm hơn 50% thu nhập hàng tháng thì bạn nên xem xét việc mua nhà, bởi nó có thể đem đến nhiều rủi ro.
Tài sản đủ thanh toán (quỹ dự phòng)
Bao gồm một số tài khoản có tính thanh khoản cao như sổ tiết kiệm, vàng, quỹ dự phòng,… giúp người vay giải quyết nhu cầu tài chính cấp bách trong trường hợp thu nhập hàng tháng không đáp ứng khoản trả lãi suất vay mua nhà.
2. Nên mua nhà trả góp hay thuê nhà?
Để có thể đưa ra lựa chọn cho vấn đề nên mua nhà hay thuê nhà, bạn có thể tham khảo các ưu điểm và hạn chế của các hình thức dưới đây:
2.1 Thuê nhà
Thuê nhà là một trong những hình thức phù hợp cho các bạn trẻ và các cặp vợ chồng mới cưới có tài chính chưa vững vàng. Từ đó giúp họ có chỗ ở và tiết kiệm được chi phí nếu chọn được trọ có điều kiện tốt. Ngoài ra, việc thuê nhà còn mang đến các lợi ích như:
- Không cần quá nhiều tiền hàng tháng cho nhà ở: Tiền thuê nhà hàng tháng luôn cố định, nên bạn không cần phải có tài chính tốt mới có thể thuê nhà. Nhờ đó, bạn có thể chủ động chi tiêu, lên kế hoạch tiết kiệm cho các mục tiêu của bản thân.
- Tiết kiệm một số chi phí: Người thuê nhà không cần chi trả các khoản phí liên quan đến quyền sở hữu như thuế nhà đất, thuế phí mua bán,… Đặc biệt, với những căn nhà có đầy đủ nội thất giúp bạn khi thuê còn tiết kiệm được tiền mua sắm vật dụng như tủ đồ, giường, điều hòa,…
- Linh động trong việc tìm chỗ ở: Nếu bạn không thích chỗ thuê hiện tại thì có thể tìm kiếm một nơi khác có môi trường sống, vị trí, tiện ích, giá cả,… phù hợp với yêu cầu của bạn như giá rẻ, gần công ty làm việc,… Ngoài ra, bạn có thể thay đổi chỗ ở linh hoạt mà không cần lo lắng về thay đổi nơi công tác, di chuyển trụ sở đến tỉnh khác,…
- Thủ tục thuê nhà đơn giản: Bạn chỉ cần đọc kỹ và ký vào hợp đồng thuê nhà, đặt cọc (nếu có), đăng ký thường trú,… là có thể vào ở ngay khi tìm được nhà thuê phù hợp.
Tuy nhiên, không phải lúc nào thuê nhà cũng sẽ có nhiều lợi ích, dưới đây là một số hạn chế của việc thuê nhà bạn nên biết:
- Khoản phí thanh toán đầu tiên khá cao: Khi mới thuê nhà, bạn cần thanh toán nhiều khoản phí cho chủ nhà như tiền cọc (nếu có), tiền thuê nhà tháng đầu, sắm sửa đồ dùng cần thiết (bếp, đồ nấu ăn, quạt,…),…
- Giá thuê có thể thay đổi: Giá thuê có thể tăng hàng năm theo thỏa thuận của các bên. Ngoài ra, các chi phí cũng có thể thể tăng lên như tiền điện, tiền nước, phí giữ xe, vệ sinh,…
- Hạn chế trong sinh hoạt: Mỗi nhà thuê sẽ có những quy định khác nhau mà chủ nhà đặt ra như trọ đóng cửa trước 23 giờ, không được nuôi động vật, không trang trí phòng,…
- Hạn chế trong việc tu sửa, trang trí: Bạn không được tự ý sơn, sửa, thay đổi các thiết bị bên trong căn nhà thuê khi chưa có sự đồng ý của chủ nhà trọ.
2.2 Mua nhà
Việc sở hữu căn nhà của riêng mình là mục tiêu của nhiều người, nếu bạn có tài chính vững vàng, quỹ dự phòng ổn định thì có thể xem xét đến việc mua nhà. Bởi nó đem lại nhiều lợi ích như:
- Tài sản tích lũy an toàn: Bất động sản là lĩnh vực đầu tư hấp dẫn, có khả năng tích lũy tài sản tốt, không bị biến động nhiều bởi thị trường. Đặc biệt, bạn còn có thể có thêm lợi nhuận từ việc cho thuê nhà ở, mua bán,…
- Không cần thanh toán tiền mua nhà một lần: Hiện nay có nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng có nhiều gói hỗ trợ người dân mua nhà, căn hộ dự án như vay mua nhà trả góp, thế chấp, tín chấp,…
- Được quyền quyết định đối với tài sản của mình: Ngôi nhà/căn hộ đã là tài sản của bạn, vì thế, bạn có thể toàn quyền quyết định về cho thuê, sửa chữa, xây mới, làm tài sản thế chấp,…
- Thiết kế không gian theo ý muốn: Bạn có thể tự do thiết kế không gian nhà ở, các phòng theo sở thích cá nhân và của gia đình.
- Đăng ký thông tin cá nhân trên địa chỉ cố định: Bạn được phép đăng ký địa chỉ nhà ở trên sổ hộ khẩu. Đồng thời tại các giấy tờ xác minh, đây là địa chỉ thường trú của bạn.
- Chi phí phát sinh thấp: Sau khi hoàn thành khoản vay mua nhà, bạn chỉ cần trả các khoản phí sinh hoạt cần thiết hàng tháng mà không cần lo ngại các chi phí phát sinh khác như tiền giữ xe, thuê bảo vệ, dọn dẹp vệ sinh,…
Bên cạnh những lợi ích, việc mua nhà ở cũng có một số mặt hạn chế như:
- Chi phí mua nhà ban đầu lớn: Thông thường, để sở hữu căn nhà hoàn toàn, số tiền bạn cần thanh toán là rất lớn. Ngoài ra, bạn còn phải thanh toán các phí khác như lãi suất ngân hàng, phí làm hồ sơ, phí làm sổ đỏ (sổ hồng) tại cơ quan chức năng,…
- Chi phí trang hoàng nhà cửa cao: Khi dọn vào ở, đặc biệt tại các căn hộ bạn cần phải sắm sửa lại toàn bộ vật dụng trong nhà từ nhà bếp, phòng khách, phòng ngủ, nhà vệ sinh,… do đó bạn phải tốn một khoản khá lớn nữa.
- Chịu nhiều khoản thuế khác nhau: Bạn cần thanh toán các khoản phí theo quy định như thuế nhà đất hàng năm, phí bảo trì/nâng cấp đường điện/nước,…
Vậy nên mua nhà hay thuê nhà? Từ những nội dung trên có thể thấy, việc mua nhà và thuê nhà đều có những lợi ích và hạn chế riêng. Do đó tùy thuộc vào nhu cầu định cư, tình hình tài chính, khoản tiết kiệm, mục tiêu phát triển,… mà bạn quyết định mua nhà hay thuê nhà.
Nếu tài chính chưa sẵn sàng nhưng vẫn muốn mua nhà, bạn có thể vay ngân hàng. Hiện có nhiều ngân hàng hỗ trợ cho vay lãi suất tốt, thời hạn thanh toán dài, hồ sơ không quá phức tạp,…
3. Mua nhà trả góp như thế nào?
Sau các phân tích trên, nếu bạn vẫn quyết định mua nhà nhưng chưa có nhiều vốn thì có thể tham khảo các kinh nghiệm sau:
– Học cách quản lý tài chính ngay từ hôm nay bằng việc áp dụng các cách tiết kiệm tiền mua nhà sau:
- Cách 1: Thiết lập mục tiêu mua nhà càng rõ ràng, càng tốt. Bạn nên lập một bảng biểu có các thông tin liên quan đến căn nhà mơ ước của bạn như diện tích, vị trí địa lý, không gian, tiện ích, số tiền cần tích lũy là bao nhiêu,…
- Cách 2: Lập kế hoạch chi tiêu chặt chẽ, liệt kê ra các khoản chi tiêu cố định, phát sinh hàng tháng như tiền thuê nhà, điện, nước, sinh hoạt, mua sắm,… nhằm điền dự trù chi phí cụ thể. Đồng thời bảng này còn giúp bạn có kế hoạch và suy nghĩ kỹ trước khi sử dụng tiền.
- Cách 3: Tìm cách đa dạng nguồn thu nhập như kinh doanh, đầu tư chứng khoán, làm việc part – time,… giúp bạn tích lũy thêm tiền, tăng thu nhập của bản thân.
- Cách 4: Gửi tiết kiệm ngân hàng, đây là kênh sinh lời ổn định. Theo đó, bạn nên lựa chọn gửi tiết kiệm có kỳ hạn hoặc không có kỳ hạn tùy thuộc vào kế hoạch mua nhà ở của bạn.
- Cách 5: Mua nhà trả góp tại các ngân hàng uy tín, lãi suất tốt, thời hạn thanh toán dài,… giúp bạn sở hữu căn nhà mơ ước, với chi phí được tối ưu.
– Tìm hiểu mua nhà trả góp tại các ngân hàng uy tín:
- Vay mua nhà trả góp tại Hong Leong Bank Việt Nam: Có mức lãi suất ưu đãi (trước 30/04/2024) với 6,00%/năm đầu tiên, 6,50%/2 năm đầu, 7,50%/3 năm đầu. Thời hạn vay lên đến 25 năm cùng mức vay lên đến 80% giá trị thẩm định tài sản.
- Ngân hàng ACB: Lãi suất ưu đãi vay mua nhà tại ACB là 8%/năm với tỷ lệ cho vay linh hoạt tùy thuộc vào điều kiện của người vay. Kỳ hạn thanh toán vay mua nhà tối đa là 25 năm.
- Ngân hàng Techcombank: Mức lãi suất cố định 10,5%/năm, tỷ lệ cho vay tối đa lên đến 70% khoản vay vốn. Đặc biệt là kỳ hạn vay dài với tối đa là 35 năm.
- Ngân hàng Agribank: Là một trong những ngân hàng có mức lãi suất vay nhà tốt với 7%/năm, cùng tỷ lệ vay là 100% giá trị bất động sản.
- Ngân hàng Vietcombank: Lãi suất ưu đãi cho các năm đầu tiên vào khoảng 6,7%/năm, tỷ lệ vay tối đa là 70%, đồng thời có kỳ hạn vay là 20 năm.
– Trả lời 9 câu hỏi trước khi quyết định nên mua nhà hay thuê nhà:
- Bạn có đủ tiền để “cân” được chi phí trả góp khoảng 40% thu nhập không?
- Bạn sẽ chọn trả tiền mua nhà đúng hạn, lãi hay mua nhà trả góp?
- Khả năng tài chính của bạn có đủ trả trước tiền mua nhà trả góp 30% không?
- Bạn đã tìm hiểu kỹ lưỡng về lãi suất, ưu đãi, khoản vay, thời hạn thanh toán từ nhiều ngân hàng khác nhau chưa?
- Bạn có hiểu rõ về cách tính lãi suất hàng tháng, năm phải trả cho ngân hàng khi mua nhà hay chưa?
- Mục tiêu tài chính cá nhân của bạn như thế nào? Mua nhà có phải là mục tiêu cần ưu tiên hàng đầu?
- Bạn đã chuẩn bị tinh thần cho việc đóng các chi phí như thuế, bảo hiểm, sửa chữa, bảo dưỡng nhà chưa?
- Bạn có kỹ năng về đầu tư, bất động sản và nắm bắt thời cơ tốt hay không?
- Bạn đã có kế hoạch chi tiêu, tài chính, nguồn vốn tiết kiệm trong khoảng 10 năm tới khi quyết định ký hợp đồng vay mua nhà chưa?
Để mua nhà trả góp, bạn nên lập kế hoạch tài chính mua nhà, tìm hiểu ngân hàng cho vay uy tín,…
4. Lưu ý khi vay mua nhà trả góp
Dưới đây là một số lưu ý bạn không nên bỏ qua khi muốn mua nhà trả góp:
- Nếu bạn chưa có tài chính sẵn sàng, chưa có kiến thức về bất động sản, giao dịch nhà đất, thuế,… thì đừng vội mua nhà trả góp nhé!
- Chỉ nên mua nhà trả góp khi đã có khoảng 40 – 50% giá trị căn hộ bạn mong muốn. Nếu số tiền ban đầu ít hơn, bạn sẽ rất khó khăn khi phải trả tiền lãi suất, sinh hoạt,… hàng tháng.
- Đọc kỹ hợp đồng, đặc biệt là nên nhờ luật sư tư vấn để tránh rủi ro không đáng có về mặt pháp lý với chủ bất động sản và ngân hàng cho vay.
- Tìm hiểu kỹ ngân hàng cho vay về gói lãi suất, cách tính lãi suất, thời hạn vay, ưu đãi,… để lựa chọn được ngân hàng mua nhà trả góp phù hợp.
- Lưu ý trong việc chi tiêu hàng tháng nhằm tiết kiệm tối đa, đơn cử như hạn chế mua sắm sản phẩm không cần thiết, cân đối chi tiêu, giảm thiểu chi phí phát sinh,…
Tóm lại, nên vay mua nhà hay thuê nhà đều tùy thuộc vào khả năng tài chính và cần có sự tính toán cẩn thận để không gặp khó khăn trong tương lai. Hy vọng với bài viết trên, bạn đã có thêm thông tin để đưa ra quyết định thích hợp nhất với mình.